Đánh giá nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 35 - 37)

20 Công nghiệp chế tạo được hiểu là các mặt hàng thuộc nhóm 5, 6, 7 ,8 theo chuẩn SITC.

2.3.1.Đánh giá nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

bảo hộ mậu dịch của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam đã chuyển từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu. Điều này thể hiện ở sự thay đổi của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam qua các giai đoạn hội nhập. Kể từ năm 1988, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam chuyển dần từ thay thế nhập khẩu sang hướng vào xuất khẩu với việc khuyến khích các khu vực kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu, hoàn thiện các chính sách tài chính, hoàn thiện lịch trình giảm thuế và thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Nếu như trong giai đoạn thăm dò hội nhập (1988-1991), Việt Nam có nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ mậu dịch không rõ ràng và có xu hướng thay thế nhập khẩu thì ở giai đoạn khởi động hội nhập (1992- 2000), Việt Nam đã thể hiện rõ ràng xu hướng thay thế nhập khẩu và xu hướng này đã chuyển thành hướng vào xuất khẩu ở giai đoạn tăng cường hội nhập (2001-nay). Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng hướng vào xuất khẩu là hoàn toàn phù hợp vì Việt Nam cần thiết phải là một bộ phận của nền kinh tế thế giới và phải tham gia có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất khu vực và thế giới.

Việt Nam đã áp dụng hệ thống thuế quan hài hoà và hệ thống hải quan ASEAN, cách tính thuế nhập khẩu theo trị giá hoá đơn; chuyển việc quản lý bằng các công cụ phi thuế sang thuế (cam kết xoá bỏ các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá; xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất; đơn giản hoá thủ tục hành chính trong xuất nhập khẩu). Tuy nhiên, việc này chưa được sử dụng

như một hệ thống.

Hiện tại, những nội dung có liên quan tới vấn đề nhận thức này đang được nêu ra trong hai phần có tên là “Phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá” và “Hoạt động xuất, nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế” trong bản Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006- 2010. Phần về phát triển công nghiệp bao gồm ba phần: mục tiêu; nhiệm vụ chủ yếu; và các giải pháp chủ yếu. Phần về xuất nhập khẩu bao gồm bốn phần: xuất khẩu; nhập khẩu; các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu; và tích cực chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung nêu ra trong phần về xuất khẩu bao gồm mục tiêu, định hướng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, định hướng các thị trường xuất khẩu. Nội dung nêu ra trong phần về nhập khẩu bao gồm mục tiêu và định hướng mặt hàng [8]. Các nội dung được nêu ra trong hai phần này liên quan trực tiếp tới hai bộ là Bộ Công nghiệp (phần về phát triển công nghiệp) và Bộ Thương mại (phần về phát triển xuất nhập khẩu). Điều này đòi hỏi sự thống nhất trong nhận thức về giải quyết mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là từ phía Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại.

Bộ Thương mại đưa ra các định hướng thị trường và cả các định hướng về ngành hàng. Chính phủ đưa ra rất nhiều ưu tiên bao gồm cả việc quy định về sự phối hợp giữa các bộ (chẳng hạn Chỉ thị 22 của Thủ tướng Chính phủ). Tuy nhiên, nếu như Việt Nam thực hiện ưu tiên nhiều ngành, nhiều thị trường thì kết quả là không ưu tiên ngành nào hay thị trường nào cả. Các định hướng này có ưu điểm là được lượng hóa. Vấn đềđặt ra là cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu này và việc thực hiện, điều chỉnh chỉ tiêu.

Các cơ quan quản lý ngành ở Việt Nam vẫn b động trong việc lựa chọn ngành hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khuôn khổ ASEAN, 11 ngành được lựa

chọn thể hiện rằng Việt Nam đang thực hiện hội nhập các ngành được ASEAN lựa chọn chứ không phải những ngành được Việt Nam đề xuất.

Nhiều vấn đề về lộ trình hội nhập của các ngành chưa được luận giải trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam như:

-Việt Nam và ASEAN đang cạnh tranh với nhau ở những ngành nào? -Ngành nào Việt Nam có ưu thế hơn ASEAN và ngược lại?

-Việt Nam nên chọn ngành nào để thực hiện đàm phàn ASEAN mở rộng? -Việt Nam nên đề xuất đẩy mạnh tự do hoá thương mại giữa ASEAN và thế giới ở những ngành nào?

-Việt Nam nên đề xuất đẩy mạnh tự do hoá thương mại hay tạm thời chưa đẩy mạnh tự do hoá trong nội bộ ASEAN ở những ngành nào?

-Việt Nam nên làm gì để có lợi hơn các nước ASEAN khác khi thực hiện thương mại với thế giới?

Các nhà hoạch định chính sách dựa trên kinh nghiệm và những đàm phán đã có để đưa ra danh mục mặt hàng cắt giảm thuế cũng như các biện pháp ưu đãi. Các nhà nghiên cứu có đầy đủ cơ sở lý luận nhưng không được cập nhật với những thông tin về tình hình đàm phán cũng như số liệu thương mại mới mất. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhà nước có nhiều ưu thế hơn trong việc tham gia vào quá trình hoạch định chính sách còn sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân vào quá trình này còn hạn chế. Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành chưa đóng góp được nhiều vào quá trình hoạch định chính sách thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 35 - 37)