Giấu tin mật và nhu cầu liên lạc bí mật trong công tác An ninh Quốc phòng ở Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp các phương pháp nén thông tin, mã hóa thông tin, giấu thông tin để đảm bảo an toàn thông tin trong môi trường đa phương tiện (Trang 53)

ở Việt Nam

Ở Việt Nam, an toàn và bảo mật thông tin là lĩnh vực rất đƣợc chú trọng quan tâm nghiên cứu, trong đó có vấn đề giấu tin mật. Chủ đề giấu tin mật đã chiếm vị trí nhất định trong các hội thảo về CNTT nói chung và an toàn thông tin nói riêng. Các nghiên cứu không chỉ đƣợc tiến hành ở trƣờng đại học, các viện nghiên cứu mà còn đƣợc quan tâm ở các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị, an ninh quốc phòng (ANQP). Trƣớc đây, để trao đổi thông tin bí mật thì các cơ quan tổ chức trong lĩnh vực ANQP chủ yếu sử dụng phƣơng pháp mã hóa trên kênh truyền cơ yếu, sử dụng các thiết bị chuyên dụng. Cách thức này đảm bảo an ninh an toàn cho thông tin trao đổi nhƣng không che giấu đƣợc hình thức trao đổi, do vậy gây khó khăn cho việc đảm bảo bí mật về cả ―con ngƣời‖ và hoạt động liên lạc. Nhằm tận dụng những ƣu thế của kênh truyền công khai, việc nghiên cứu về liên lạc bí mật cũng đã đƣợc các cơ quan, tổ chức ANQP tiến hành. Có thể nói, trong tƣơng lai không xa, việc liên lạc bí mật trên kênh truyền công khai sẽ đóng vai trò quan trọng trong công tác ANQP ở Việt Nam. Một điều cần nhấn mạnh ở đây, các nghiên cứu và mức độ ứng dụng liên quan đến giấu tin mật và liên lạc bí mật trong các cơ quan ANQP đều đƣợc đặt ở chế độ ―MẬT‖ hoặc ―TUYỆT MẬT‖, sự trao đổi với giới khoa học bên ngoài chỉ là một phần và mang tính hàn lâm. Vì vậy, những đánh giá của học viên hoàn toàn dựa trên những thông tin công khai và chỉ có tính chất tham khảo.

Do tính chất đặc thù của công tác nên không phải lúc nào cán bộ làm công tác ANQP cũng đƣợc trang bị đầy đủ phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc liên lạc. Vì vậy, khi thực hiện liên lạc bí mật trên kênh truyền công khai, một số vấn đề sau thƣờng đƣợc quan tâm.

1) Môi trƣờng và phƣơng tiện truyền tin - Máy tính có kết nối Internet

- Điện thoại di động, Pocket PC…sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và các tính năng hỗ trợ khác (kết nối hồng ngoại, Bluetooth…)

2) Đối tƣợng làm vật mang - Ảnh số

- Âm thanh số - Video số

- Văn bản (qua email hoặc nội dung bài viết trên các website…) 3) Kỹ thuật giấu tin

……….

Khi tiến hành xây dựng ứng dụng cho liên lạc bí mật, trƣớc tiên phải căn cứ vào điều kiện công tác của cán bộ ANQP để lựa chọn môi trƣờng truyền, kênh truyền phù hợp. Từ đó mới có thể lựa chọn loại vật mang phù hợp để truyền trên kênh truyền. Ví dụ, khi liên lạc bí mật mà sử dụng điện thoại di động thì đối tƣợng lựa chọn làm vật mang không thể là ảnh BMP hoặc âm thanh số, video số… mà có thể là văn bản hoặc ảnh JPG. Các kỹ thuật giấu tin phù hợp đƣợc lựa chọn, áp dụng sao cho phù hợp loại vật mang và môi trƣờng truyền.

Từ trƣớc đến nay, đã có nhiều nhóm nghiên cứu các thuật toán giấu tin mật và xây dựng các ứng dụng giấu tin mật cho liên lạc bí mật. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng còn rất hạn chế, đòi hỏi phải có sự đầu tƣ nghiên cứu và kiểm tra an ninh an toàn lâu dài. Đó là bởi vì liên lạc bí mật trong lĩnh vực ANQP không những yêu cầu đảm bảo an toàn cho thông tin trao đổi mà còn phải đảm bảo tuyệt đối bí mật cho hoạt động liên lạc.

3.3. Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phối hợp các phương pháp nén thông tin, mã hóa thông tin, giấu thông tin để đảm bảo an toàn thông tin trong môi trường đa phương tiện (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)