Các giải pháp cho phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 1 Về phía nhà nước.

Một phần của tài liệu Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm qua. Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường (Trang 35)

1. Về phía nhà nước.

Tiếp tục đổi mới chính sách.

- Mạnh dạn và cởi mở hơn trong các chính sách đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút đầu tư đặc biệt là trong một số lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước còn hạn chế về năng lực thực hiện. Nên căn cứ vào khả năng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu của từng nhóm hàng để có những chính sách thích đáng để thu hút không chỉ nguồn vốn đầu tư trực tiếp mà cả nguồn vốn gián tiếp.

- Mở rộng quyền kinh doanh của các thành phần kinh tế, đặc biệt với một số lĩnh vực còn mang tính độc quyền như viễn thông, điện, kinh doanh cảng biển…để nâng cao sức cạnh tranh chung của hàng hoá và dịch vụ.

- Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng liên quan đến xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cấp tín dụng cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hướng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua thay vì chỉ phục vụ cho xuất khẩu trong nước. Sớm đưa vào thực hiện và mở rộng cung cấp các dịch vụ cho vay bên mua bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt là đổi mới xuất khẩu hàng nông- lâm sản.

Khuyến khích mạnh dạn hơn sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động hàng hoá xuất khẩu, chẳng hạn các ngân hàng thương mại có thể chuyển từ hình thức cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tài trợ cho dự án sản xuất vì mục đích xuất khẩu.

- Chủ động đổi mới quan điểm khi xây dựng chính sách đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào các nước sở tại, giảI quyết các tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ ASEAN và WTO.

Có trách nhiệm về các vấn đề thị trường, thông tin và xúc tiến thương mại. Khắc phục đồng thời hai biểu hiện tiêu cực là ỷ lại vào nhà nước và phó mặc cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thông tin và tiếp thị. Tiến hành sâu rộng một chiến dịch nhằm cải thiện về hình ảnh hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.

Củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu. Cần dành nguồn vốn nhà nước để tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại, đặc biệt tại cửa khẩu cũng như đường bộ , đường sắt dẫn tới biên giới, cảng biển, cảng sông và các phương tiện có liên quan. Trong đó cần chú ý tới một số cửa khẩu giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia…để khai thác tốt hơn những thoả thuận về thuận lợi hoá thương mại trong khu vực.

Đẩy mạnh cải cách hành chính,xoá bỏ các rào cản bất hợp lý đang cản trở hoạt động xuất khẩu.

Công khai hoá và pháp luật hoá là việc đầu tiên cần làm trong tiến trình đổi mới công tác quản lý.Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và ổn định môI trường pháp lý

Về thủ tục hành chính và hải quan: tạo điều kiện thuận lợi nữa cho hoạt động xuất khẩu,bỏ đi những thủ tục rườm rà không cần thiết, phát triển theo hướng đơn giản hoá, công khai hoá và hiện đại hoá

Đơn giản hoá chế độ hoàn thuế, đặc biệt là hoàn thuế nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hoàn thuế VAT. Nhanh chóng ban hành các chú giải biểu thuế để tránh tranh chấp trong việc áp mã tính thuế.

Có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng đào tạo cán bộ làm công tác thị trường trong và ngoài nước.

2. Về phía doanh nghiệp.

Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tập trung xây dựng chiến lược doanh nghiệp để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn.

Doanh nghiệp chủ động xây dựng mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp cần chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình, đồng thời chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của nhà nước đối với sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới để xây dựng cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể để tiếp cận thị trường xuất khẩu trọng điểm tiềm năng. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Doanh nghiệp cần có định hướng bồi dưỡng đào tạo tàI năng trẻ và gửi đI đào tào ở các nước phát triển bằng nguồn tàI chính của doanh nghiệp.

3. Điều kiện để tiến hành thực hiện giải pháp

- Đẩy mạnh phối hợp tốt với các bộ ngành,hiệp hội ngành hàng để thống nhất thực hiện các mục tiêu phát triển xuất khẩu và thị trường xuất khẩu đã đề ra

- Hoạch định các công cụ trợ giúp các doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu tránh trường hợp doanh nghiệp hướng vào xuất khẩu lạm dụng chính sách bảo hộ đó để kinh doanh không hợp lý và cũng nên tránh những thủ tục giấy tờ quá phiền hà để gây khó khăn cho các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu đựơc nhận những trợ giúp trên

- Thành lập hội đồng xuất khẩu quốc gia, tổ chức nghiên cứu thị trường xuất khẩu…

- Giao cho các bộ ngành liên quan tập trung xây dựng các chỉ tiêu xuất khẩu một số mặt hàng ở một số thị trường trọng điểm.

- Đổi mới phương thức theo dõi, cập nhật, đánh giá việc thực hiện các giải pháp, điều chỉnh kịp thời trước diễn biến thực tế.

KẾT LUẬN

Góp phần quan trọng trong thành tựu chung của đất nước, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã giải quyết được những vấn đề kinh tế, khai thác được nội lực và phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh của đất nước. Tuy nhiên, công tác xuất khẩu của nước ta vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như quy mô và kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu còn ở tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, sức cạnh tranh yếu, thị trường xuất khẩu còn bấp bênh, chủ yếu là thị trường gần, nhiều trường hợp phải buôn bán qua trung gian, còn thiếu những hợp đồng lớn và dàI hạn.

Trong thời gian tới,cùng với lộ trình tham gia AFTA và đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi phù hợp và hữu hiệu để có thể mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm qua. Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường (Trang 35)