Những đánh giá chung qua nghiên cứu về thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm qua. Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường (Trang 25)

Việt Nam.

1.Những thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu đó. 1.1. Thành tựu:

- Hầu hết những chỉ tiêu đặt ra cho tăng trưởng xuất khẩu đều đạt được so với kế hoạch, quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở các nước tiên tiến đã được mở rộng và phát triển ở mức độ cao.

- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trên các thị trường đã có những chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo,nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao,giảm dần xuất khẩu hàng thô. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã được mở rộng với quy mô sản xuất nâng cao giá trị xuất khẩu như dệt may, dày dép, thuỷ sản, gạo…nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm tới đây như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện…

- Các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng đa dạng hoá và hoạt động ngày càng có hiệu quả, đặc bịêt là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thời kỳ 1988-1991 khu vực ngoài nhà nước mới chỉ xuất khẩu được 51triệu USD. Đến 1992 lên 112 triệu USD, 1995 lên 440 triệu USD, 1997 lên 1.5 tỷ USD, 1998 đạt 2tỷ USD, 2004 đạt 14.49 tỷ USD, năm 2005 đạt 18.5 tỷ USD, những doanh nghiệp này có ưu thế xuất khẩu trong một số mặt hàng nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có ưu

thế trong xuất khẩu hàng chế biến và chế biến sâu trong đó dày dép và may mặc chiếm 35%. Ngoài ra là mặt hàng về điện tử, máy và khí cụ công nghiệp…

- Thị trường xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng và định hình rõ thị trường trọng điểm.Thị trường được mở rộng về quy mô trong những năm gần đây.

1.2. Nguyên nhân của những thành tựu trên.

- Có được những thành tựu trên trước hết phải nói đến chính sách đổi mới trong cơ chế cơ sở quản lý xuất khẩu, mở cửa thị trường cũng như các cơ sở nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước đã góp phần quan trọng tạo ra sự chuyển biến trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

- Việt Nam đã đàm phán và kí kết được nhiều hiệp định thoả thuận hợp tác thương mại Việt Nam và chính phủ các nước, các khu vực thị trường tạo nhiều cơ hội xuất khẩu và tăng quy mô xuất khẩu. Điển hình là việc Việt Nam kí kết hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ cuối năm 2001 và một sự kiện nổi bật của năm 2006 là Việt Nam đã chính thức được gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Là một thành viên của WTO Việt Nam có rất nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế cũng như phát triển mạnh thị trường xuất khẩu của mình.

- Nước ta huy động và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư phục vụ sản xuất, đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA để mở rộng quy mô sản xuất trong nước và gia tăng khối lượng hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Xét trong giai đoạn 2001-2005 tổng số vốn được huy động và đưa vào nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 976000 tỷ đồng, tăng gấp 1,8 lần so với giai đoạn 5 năm trước, trong đó vốn ODA đạt khoảng 162000 tỷ đồng (chiếm 16,6%).

Trên đây là những nguyên nhân chủ quan của thành tựu thị trường xuất khẩu nước ta trong những năm qua. Ngoài ra còn có các nguyên nhân chủ quan sau:

- Nền kinh tế thế giới ngày càng được phục hồi và phát triển một cách mạnh mẽ làm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của các nước trên thế giới ngày một gia tăng.

- Giá cả thị trường thế giới hầu như là tăng cao hơn so với Việt Nam là tăng giá của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nên góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho hàng hoá của Việt Nam.

2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.2.1. Hạn chế 2.1. Hạn chế

- Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu chưa cao thiếu sự phát triển một cách ổn định, rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện các rào cản thương mại mới của nước ngoài.

- Xuất khẩu thô và gia công còn chiếm tỷ trọng lớn,hiệu quả xuất khẩu còn ở mức thấp.Chứng tỏ một điều rằng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý.

- Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới còn thấp thể hiện ở chỗ là chậm đổi mới mẫu mã cho thích ứng với thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, xúc tiến thương mại còn ở mức thấp và chưa phát huy được vị thế của mình.

- Tình trạng buôn lậu,gian lận thương mại còn có chiều hướng gia tăng, buôn lậu và gian lận thương mại đã trở thành quốc nạn, điều này do nhiều nguyên nhân từ phía chính sách nhà nước.

- Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại của nước ngoài còn nhiều yếu kém chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tíên thương mại còn nhỏ lẻ, rời rạc hiệu quả chưa cao.

2.2. Nguyên nhân của hạn chế.

Nguyên nhân chủ quan .

+ Đầu tư xuất khẩu cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung còn thấp,ảnh hưởng đến khả năng gia tăng quy mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó,hiệu quả đầu tư chưa cao, đầu tư còn dàn trải chưa có những dự ánđầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi mới theo hướng tích cực.

+ Những lúng túng bị động trong việc khai thác thị trường xuất khẩu thời gian qua xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị của cả phía các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp.

ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu kém dẫn đến một số mặt hàng xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.

+ Kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ hoạt động xuất khẩu như cảng, biển, sân bay, đường giao thông…còn thiếu hoặc đã có nhưng năng lực hoạt động còn thấp,nhiều dịch vụ cơ bàn hỗ trợ xuất khẩu như điện ,nước,thông tin liên lạc…vẫn còn mang tính độc quyền cao, tính cạnh tranh kém hoặc khả năng cung cấp dịch vụ còn yếu.

Nguyên nhân khách quan.

+ Do những bất ổn về kinh tế,chính trị,xã hội trên thị trường thế giới.

+ Xu thế hội nhập đặc biệt là sau khi Việt Nam ra nhập WTO xuất hiện nhiều rào cản thương mại tinh vi hơn gây khó khăn và tổn thất cho xuất khẩu vào các thị trường.

+ Các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam song đây lại là những mặt hàng mà giá cả thế giới biến động nhất thường nhất.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp cho thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam những năm qua. Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w