Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương I-Pharbaco (Trang 36)

- Tăng vốn bằng việc phát hành trái phiếu công ty.

2.4.2 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

Trong xu thê kinh tế luôn có sự biên động như hiện nay Trước tiên Chính phủ cần ổn định tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách luật và thủ tục hành chính. Chính phủ cần tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp cấp Bộ, ngành 3 tháng/lần và cấp chính quyền địa phương 6 tháng/lần. Doanh nghiệp trông đợi nhiều từ Quốc hội, Chính phủ trong các vấn đề cải cách hành chính, triển khai các biện pháp kích thích tiêu dùng, hỗ trợ thị trường nội địa, xem xét chính sách thuế theo hướng không nên tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, xóa bỏ những rào cản như sự thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, rà soát lại các văn bản luật và dưới luật để điều chỉnh nhằm tránh sự chồng chéo không thống nhất; hủy bỏ những văn bản dưới Luật không còn phù hợp cho hoạt động của thị trường tài chính và các can thiệp mang tính hành chính, chủ quan trong điều hành, kinh tế vĩ mô. Chính phủ cần tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước vĩ mô, xây dựng chính sách và công

tác dự báo kết hợp chặt chẽ với việc lấy ý kiến phản biện của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, phân định rạch ròi giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Về phía doanh nghiệp tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp tích cực tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp, các chuyên gia để phản ánh kiến nghị, minh bạch hóa mọi hoạt động để giảm sự tham nhũng, đồng thời hiến kế đồng hành cùng Chính phủ giải quyết kịp thời các khó khăn mới phát sinh.

Hơn nữa Chính phủ nên củng cố và phát triển các Quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vay vốn. Đồng thời trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro không trả được nợ vay ngân hàng thì các quỹ bảo lãnh sẽ dứng ra trả nợ thay. Hàng năm bổ sung nguồn vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn của các định chế tài chính trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh thủ tục cải cách hành chính trong hoạt động của doanh nghiệp, các giải pháp tín dụng, hải quan, thuế… tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp có thêm thuận lợi nắm bắt và khai thác thời cơ trong sản xuất kinh doanh.

Các cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, dự báo thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tổ chức các lớp đào tạo cho doanh nghiệp về công tác tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh trong xu thế hội nhập.

KẾT LUẬN

Hiện nay nền kinh tế đã chuyển sang kinh tế thị trường với rất nhiều những cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như đê lại nhũng thách thức không nhỏ. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, là quá trình mở rộng hơp tác, liên doanh liên kết giữa các quốc gia trên thế giới, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, không ngừng tụ hoàn thiện, chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy khốc liệt hiện nay. Nhận thức được điều này, Công ty đã luôn chú ý đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm cách tăng doanh số tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty dược phẩm khác không chỉ là sản phẩm trong nước mà còn cả với các sản phẩm ngoại nhập. Nhờ đó công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả và có lãi, đóng góp vào ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và phát triển nền kinh tế của đấtt nước.

Việc quản lý sử dụng, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cả một vấn đề khó khăn cả về lý luận và thực tiễn. Tuy thời gian thực tập không nhiều, nhưng em mạnh dạn nghiên cứu đề tài này và đưa ra một số ý kiến, biện pháp nhằm thực hiện việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần dược phẩm trung ương I- pharbacol trên cơ sở những kết quả, thành tích đã đạt được cũng như các tồn tại, hạn chế của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và những phương hướng mục tiêu công ty đề ra. Đó còn là những suy nghĩ bước đầu thu thập được trong quá trình thực tập của em nhằm góp phần vào quá trình quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty mong muốn công ty ngày càng vững vàng và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược phẩm Trung Ương I-Pharbaco (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w