Thời kì khủng hoảng kinh tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HÀNG TỒN KHO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 27)

Bức tranh khó khăn của ngành công nghiệp dệt may thể hiện rõ nhất ở khu vực TP.HCM, nơi chiếm gần phân nửa năng lực dệt may của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ đạt 9,5 tỷ USD cho năm 2008. Thực trạng này phản ánh đúng tình hình thực tế khi các đơn hàng bắt đầu sụt giảm kể từ tháng 8-2008. Bởi bậy, VITAS khuyến cáo các doanh nghiệp (DN) hết sức thận trọng khi thực hiện

các đơn hàng mới, đặc biệt từ các nhà nhập khẩu trung gian, để tránh những đơn hàng bị hủy mà không có lý do rõ ràng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho DN dệt may đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn khi nhiều nhà nhập khẩu giảm đơn hàng, ngưng đặt hàng, doanh thu thấp nên buộc phải cắt giảm chi tiêu và lao động để giảm chi phí sản xuất. Tại TP.HCM, đã có một số DN vốn 100% của Đài Loan, Hàn Quốc ngưng sản xuất do không có đơn hàng và bị tác động từ công ty mẹ. Nhiều DN trong nước cũng đã xuất hiện tình trạng thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động để giảm áp lực khó khăn về tài chính.

Ông Nguyễn Bá Quang - Tổng giám đốc Công ty cổ phần dệt may Huế (Huegatex) cho biết, bước vào năm 2009 như nhiều ngành hàng khác, ngành dệt may Thừa Thiên Huế gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên liệu bông xơ giá cả tăng giảm thất thường không theo quy luật; mặt hàng sợi trên thị trường chững lại, có thời điểm hàng của công ty bị tồn kho với số lượng lớn, dẫn đến ứ đọng vốn, dư nợ ngân hàng cao. Hàng may cũng rơi vào tình trạng khó khăn không kém khi đơn hàng nhỏ xuất khẩu giảm do suy thoái kinh tế… Những khó khăn trên đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AMCHAM), doanh số bán hàng dệt may tại Hoa Kỳ trong tháng 10/2008 đã giảm sút mạnh, ở mức thấp nhất trong 35 năm qua. Trong các mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong 9 tháng, chỉ có hàng dệt may Việt Nam tăng 22%, hàng nhập khẩu từ các nước khác giảm 3% so với cùng kỳ 2007. Hiện Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm khoảng 85% thị phần xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất chiếm 57% thị phần. Đây là nguyên nhân khiến cho hàng dệt may của Việt Nam gặp nhiều trở ngại do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động.

Thực tế hiện có đến 80% DN dệt may làm hàng gia công xuất khẩu, vì thế hàng gia công bị chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những DN làm hàng FOB (mua đứt, bán đoạn). Song, theo Hiệp hội Dệt may thêu đan TP.HCM, các DN xuất khẩu

hàng FOB cũng gặp không ít khó khăn, nhất về là điều kiện thanh toán hợp đồng. Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sản xuất- Thương mại May Sài Gòn cho biết, nhà cung cấp nguyên phụ liệu trước đây khi bán hàng thường cho DN trả chậm đến 3 tháng, hiện nay do nguồn vốn từ công ty mẹ rót chậm nên các công ty này buộc DN phải ứng trước tiền mới cung ứng hàng. Đây chỉ là thủ thuật tính toán trong kinh doanh, nhưng DN phải có vốn mới có thể xoay xở được. Ngoài những khó khăn về đơn hàng, chi phí sản xuất, các DN dệt may có thể sẽ gặp bất trắc từ các nhà nhập khẩu đã đặt hàng nhưng không nhận hàng. Nếu tình trạng này xảy ra với DN sản xuất hàng FOB thì thiệt hại càng lớn hơn.

Năm 2009 ngành công nghiệp dệt may gặp nhiều khó khăn hơn, trước hết là tình trạng tồn đọng sản phẩm, kéo theo chi phí lãi vay và các chi phí khác tăng theo; tòan ngành sẽ có 10-15% trong số trên 2 triệu lao động dệt may bị thất nghiệp, trong đó địa bàn TP.HCM chiếm hơn 1/3 của toàn ngành.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HÀNG TỒN KHO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w