tụ Nguyễn Ái Quốc đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào ? Nêu nhận xét.
a) Giải thích khái niệm
- Dân tộc : Đây là từ viết tắt của cụm từ độc lập dân tộc. Một dân tộc bị mất nước thì nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của dân tộc đó là phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng để giành lại nền độc lập dân tộc.
- Dân chủ : Là từ chỉ một hình thức nhà nước đối ngược hoàn toàn với nhà nước quân chủ phong kiến. Hình thức nhà nước dân chủ được xây dựng một cách hệ thống từ cuộc cách mạng năm 1789 của nước Pháp. Đây là mô hình nhà nước tiến bộ thể hiện qua 3 mục tiêu “Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái”.
b) Bối cảnh xuất hiện
- Nhiệm vụ dân tộc : Khi thực dân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược đất nước ta vào tháng 9 - 1858 tại Đà Nẵng thì nhiệm vụ dân tộc xuất hiện và trở thành nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của nhân dân ta. - Nhiệm vụ dân chủ: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình trong nước và ngoài nước đã tác động làm xuất hiện nhiệm vụ dân chủ trong lịch sử nước ta.
+ Ngoài nước : Sự thành công của cải cách Minh Trị và vươn lên mãnh liệt của Nhật Bản vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX… Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc vào năm 1898 cũng tác động mạnh đến con đường cứu nước ở Việt Nam.
+ Trong nước : Sự thất bại của phong trào Cần Vương vào cuối thế kỷ XIX đã bộc lộ sự lạc hậu và thối nát của chế độ quân chủ ở nước ta ... Từ đó nảy sinh yêu cầu phải thay thế chế độ quân chủ bằng chế độ dân chủ.
c) Trong hơn 30 năm đầu của thế kỉ XX, những người Cộng sản Việt Nam đã xác định hai nhiệm vụ này như thế nào ? Nêu nhận xét.
- Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là phải đánh đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc ; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất… Nguyễn Ái Quốc xem dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam nhưng nhiệm vụ dân tộc được nhấn mạnh hơn…
- Đến Luận cương Chính trị tháng 10 - 1930, Trần Phú cũng thống nhất với Nguyễn Ái Quốc là cách mạng Việt Nam cũng bao gồm hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Luận cương xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các các bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để. Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân
quyền”... Như vậy, Luận cương đã đề ra hai nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết của cách mạng Việt Nam đó là giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất... Tuy nhiên Luận cương không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đầu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất…
- Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra từ ngày 5 đến ngày 8 - 11 - 1939, do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, hai nhiệm vụ dân tộc và dân tộc cũng được đem ra xem xét, nhận định lại. Các đại biểu tham dự Hội nghị thống nhất mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất… Các nhiệm vụ khác đều nhằm mục tiêu này mà quyết. - Nghị quyết của Hội nghị đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, khắc phục những quan điểm “tả khuynh giáo điều” của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Điều này thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng. - Nhận xét : Trong những năm 30 của thế kỉ XX, những người Cộng sản Việt Nam cũng trăn trở đi tìm lời giải đáp cho cách mạng nước ta mà chủ yếu là xác định vị trí, vai trò của hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Tuy nhiên, lời giải sáng suốt nhất đó là luôn coi nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu để tập trung giải quyết. Điều đó phù hợp với yêu cầu thực tiễn – phải giải quyết mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc, đáp áp ứng nguyện vọng độc lập tự do của quần chúng nhân dân.
II
(2,0 đ)
Trình bày nguyên nhân bùng nổ và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới.
a) Nguyên nhân bùng nổ :
- Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt được mức tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu... Tháng 10 - 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở nước Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản.
b) Hậu quả :
- Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ. - Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
- Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu một nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
c) Thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam :
- Đế quốc Pháp trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa. Kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp và càng chịu những hậu quả nặng nề.
- Tình hình kinh tế : Giá lúa, nông sản hạ, ruộng đất bỏ hoang... Sản xuất công nghiệp bị suy giảm... Trong thương nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.
- Tình hình xã hội xã hội : nông dân có mức thu nhập thấp do lúa gạo sụt giá, sưu thuế không ngừng tăng, tiếp tục bị bần cùng hóa và bị phá sản; công nhân bị thất nghiệp ngày càng đông, tiền lương giảm sút; tiểu tư sản thành thị điêu đứng vì các nghề thủ công bị phá sản, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm; một số đông tư sản dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn.
- Ở nước ta mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Đó là điều kiện khách quan bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931.
III
(2,0 đ)
Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) với chiến lược “Việt Nam hóa Chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ.
a) Giống nhau :
- Về tính chất: Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược nhằm chiếm đất, giành dân, đặt ách thống trị thực dân kiểu mới.
- Về thủ đoạn: Đều là những cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam có hoạt động phá hoại miền Bắc, phối hợp hoạt động quân sự với hoạt động chính trị, ngoại giao…
b) Khác nhau :
- Lực tham gia chiến tranh :
+ Chiến tranh cục bộ : tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân Đồng minh, quân Sài Gòn, quân Mĩ giữ vai trò quan trọng. Để rõ bộ mặt xâm lược trắng trợn của đế quốc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh : tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp của hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.
- Biện pháp :
+ Chiến tranh cục bộ : được thực hiện bằng những cuộc hành quân “bình định”, “tìm diệt” với hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng...
+ Việt Nam hóa chiến tranh : Tiếp tục quốc sách “bình định”… Mĩ tăng viện trợ giúp quân số ngụy tăng lên 1 triệu người cùng với trang thiết bị hiện đại để quân Ngụy tự gánh vác được chiến tranh. Thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”, để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường… Mở rộng xâm lược Lào và Campuchia... Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- Phạm vi thực hiện :
+ Chiến tranh cục bộ mở rộng cả hai miền Nam - Bắc.
+ Việt Nam hóa chiến tranh : mở rộng ra cả ba nước Đông Dương.
- So với “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” toàn diện hơn, quy mô hơn, mở rộng ra cả Đông Dương, mở rộng ra thế giới bằng thủ đoạn ngoại giao.