Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn đáp án đề ôn tập thi sử vào đạo học cao đẳng (Trang 26)

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)

d)Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm

(1961 – 1965) và nói chung trong 10 năm (1954 – 1964) đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 - 1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến hành những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.” Ngày 7 - 2 - 1965, Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, miền Bắc chuyển hướng xây dựng và phát

triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.

III

(2 điểm)

Nêu những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội ở nước ta trong kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986 – 1990 thực hiện đường lối đổi mới.

a) Thành tựu :

- Về lương thực, thực phẩm: từ thiếu ăn đã vươn lên có dự trữ và xuất khẩu, năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

- Về hàng hóa trên thị trường: dồi dào, đa dạng, lưu thông thuận lợi. Phần bao cấp của nhà nước giảm đáng kể...

- Về kinh tế đối ngoại: phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức... đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Từ năm 1986 đến năm 1990, xuất khẩu tăng 3 lần, nhập khẩu giảm đáng kể.

- Đã kiềm chế được lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20% thì năm 1990 là còn 4,4%.

- Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước... Bộ máy Nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại. Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.

b) Hạn chế : Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, hối lộ, mất dân chủ, bất công xã hội chưa được khắc phục…

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)

IV.a

(3 điểm)

Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ đầu thập niên 50 đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX.

- … Năm 1951, 6 nước: Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà lan, Lúcxămbua thành lập “Cộng đồng than – thép Châu Âu”, sau là “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (1957).

- Đến năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)

- Tháng 12 - 1991, các nước thành viên EC kí Hiệp ước Ma-a-xtơ-rich (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi thành Liên minh châu Âu (EU). - … Tháng 3 - 1995, một số nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại của công dân các nước thành viên qua biên giới của nhau.

- Năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…

- Đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, các nước EU đã có Nghị viện chung, đồng tiền chung (EURO). Liên minh châu Âu đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng hơn 1/4 GDP của toàn thế giới.

IV.b

(3 điểm)

Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của Hiệp ước Bali năm 1976. Triển vọng của ASEAN ?

a) Hoàn cảnh ra đời :

- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế, nhiều nước Đông Nam Á nhận thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển, đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài…, sự xuất hiện của các tổ chức như EEC…

- Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước: Thái Lan, Inđônexia, Malaixia, Xingapo, Philíppin.

b) Nội dung Hiệp ước Bali (2 - 1976) :

- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ… - Không can thiệp công việc nội bộ…

- Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực… - Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình…

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Triển vọng : Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (Người ta nói đến: ASEAN + 3)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 9 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm)

I

(2 điểm)

Trình bày nội dung cơ bản của con đường giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định cho cách mạng Việt Nam trong những năm 20 (thế kỷ XX).

Nội dung con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc vạch ra :

- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phải gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới, có quan hệ với cách mạng vô sản chính quốc, song không ỷ lại, trông chờ vào cách mạng chính quốc. - Cách mạng ở các nước thuộc địa là một “cuộc dân tộc cách mệnh”,có nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, thực hiện độc lập dân tộc, từng bước thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày.

- Giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn .Nông dân và công nhân là hai người bạn đồng minh tự nhiên , phải giải phóng nông dân , song giai cấp nông dân muốn giải phóng, phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

- Ngoài công nông là “gốc” cách mạng, cần phải tập hợp bầu bạn cách mạng như học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ...

- Thực hiện đoàn kết quốc tế.

- Phải lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu tranh để tiến lên lật đổ giai cấp thống trị. Cách mạng là việc chung của cả dân chúng, chứ không phải là việc của vài người.

- Sự lãnh đạo của một đảng cách mạng là điểm “cốt tử” đầu tiên của cách mạng. Đảng đó phải theo chủ nghĩa Mác Lênin.

II

(3 điểm)

Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940, 1941, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều triệu tập hội nghị ? Từ việc trình bày nội dung chính của các Hội nghị, hãy cho biết vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập đến là gì ?

- Trong 3 năm 1939, 1940 và 1941, Ban chấp hành Trung ương Đảng đều triệu tập hội nghị xuất phát từ những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước (đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải đề ra những nhiệm vụ cấp thiết trước mắt nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài).

+ Tháng 11 - 1939 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập tại Bà Điểm (Hốc Môn - Gia Định) đã phân tích tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới và Đông Dương  xác định mục tiêu chiến lược trước mắt là đánh đuổi đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc với việc đề ra các sách lược cụ thể…

+ Tháng 11 - 1940 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập tại Đình Bảng (Bắc Ninh) vào lúc xảy ra cuộc xung đột giữa thực dân Pháp và Thái Lan, xứ ủy Nam kì chuẩn bị phát động cuộc khởi nghĩa  chủ trương mới : xác định kẻ thù chính (Pháp, Nhật), chuẩn bị về mặt lực lượng cũng như thành lập các căn cứ địa để làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc…

+ Tháng 5 - 1941 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập tại Pắc Bó (Cao Bằng) với sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc cũng như đề ra các nhiệm vụ cần làm …

- Vấn đề quan trọng được các hội nghị đề cập là phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Đây là việc thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng.

III

(2 điểm)

Nêu những lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt quân sự, chính trị và ngoại giao trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973).

- Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương. Ta vừa chiến đấu trên chiến trường vừa đấu tranh trên bàn đàm phán với địch. Năm 1969, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Thắng lợi về chính trị, ngoại giao :

+ Ngày 6 - 6 - 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong hai năm 1970 – 1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự và chính trị.

+ Ngày 24 đến 25 - 4 - 1970 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm đối phó việc Mĩ chỉ đạo bị tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập của Xihanúc (18 - 3 - 1970) để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới; biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.

+ Ở các nơi khác, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và sinh viên, học sinh nổ ra liên tục.

+ Quần chúng nổi dậy phá “Ấp chiến lược”, chống “bình định”. Đầu năm 1971, cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp với 3 triệu dân.

- Thắng lợi quân sự :

+ Từ ngày 30 - 4 đến 30 - 6 - 1970, quân dân Việt – Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân. + Từ 12 - 2 đến 23 - 3 - 1971, quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 22.000 địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

+ Thắng lợi trên mặt trận quân sự đã hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị, chống “bình định”.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn đáp án đề ôn tập thi sử vào đạo học cao đẳng (Trang 26)