Quản lý công tác chấp hành dự toán chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT

Một phần của tài liệu Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước cho chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục Đào tạo (Trang 31 - 36)

- Phân công, phân cấp quản lý điều hành CTMTQG:

2.3.2.2. Quản lý công tác chấp hành dự toán chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT

CTMTQG GD&ĐT

Chấp hành chi NSNN là khâu tiếp theo của chu trình quản lý NSNN. Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc sử dụng ngân sách thực hiện đạt mục tiêu nhiệm vụ đề ra.

- Giao dự toán chi NSNN:

Hàng năm Sau khi dự toán NSNN đã được Quốc hội phê duyệt, Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thông báo giao dự toán chi NSNN về CTMTQG GD&ĐT cho các Bộ, Ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo phương thức cân đối có mục tiêu như đã nói trên.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiến hành huy động các nguồn vốn của địa phương theo quy định của Luật NSNN để bổ sung và tiến hành thực hiện lồng ghép các CTMTQG ở địa phương theo đúng quy định để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt. Sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định phân bổ giao dự toán cho các đơn vị; đồng thời báo cáo Cơ quan quản lý CTMTQGGD&ĐT, Bộ KH&ĐT, Bộ TC. Nếu sau 15 ngày, các cơ quan không có ý kiến gì khác thì coi như được chấp nhận để thực hiện.

Kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT được phân bổ và giao cho cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo chế độ quy định.

Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, cấp phát, thanh toán và đối chiếu cho từng dự án của CTMTQG GD&ĐT theo quy định tại Luật NSNN và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN thông qua Kho bạc; các chế độ chi tiêu hiện hành.

- Về phương thức cấp phát và thanh toán kinh phí: từ năm 1996 theo quy định tại Quyết định 531/TTg ngày 08/8/1996 Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương để thực hiện các dự án do trung ương quản lý,

cấp ủy quyền qua Sở Tài chính để thực hiện các dự án của chương trình do địa phương quản lý; từ năm 2000 theo quy định tại Quyết định 38/2000/QĐ – TTg ngày 24/3/2000 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 531, đã thay đổi từ cấp ủy quyền sang cấp bổ sung có mục tiêu cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện các mục tiêu do địa phương quản lý.

- Về quy trình cấp phát:

Theo quy định tại Thông tư 41/2000/TT – BTC ngày 19/5/2000 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các CTMTQG quy định:

Đối với vốn có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản: cơ quan Tài chính chuyển vốn sang kho bạc nhà nước để cấp phát thanh toán cho các dự án theo cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với kinh phí sự nghiệp: cơ quan tài chính cấp phát cho các đơn vị thực hiện chương trình mục tiêu theo cơ chế cấp phát kinh phí hành chính sự nghiệp.

Theo quy định tại Thông tư 01/2003/TTLT- BKH-BTC ngày 06/01/2003 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 42/2002/QĐ – TTg ngày 19/3/2002 về quản lý và điều hành các CTMTQG quy định việc cấp phát, quản lý, quyết toán CTMTQG được thực hiện theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Một số phương thức chi trả thanh toán chủ yếu:

* Chi trả, thanh toán theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước

Theo hình thức này, căn cứ dự toán chi NSNN năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, người cung cấp hàng hoá dịch vụ và người nhận thầu.

Sơ đồ 02: Quy trình chi trả, thanh toán theo dự toán:

Cơ quan tài chính 1 1

(1). Cơ quan tài chính thông báo nhu cầu thanh toán chi trả hàng quý của đơn vị sử dụng ngân sách với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để Kho bạc Nhà nước chủ động lập kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch chi trả, thanh toán, kế hoạch tiền mặt

(2). Đơn vị thụ hưởng lập kế hoạch nhu cầu chi tiêu, giấy rút dự toán ngân sách, hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước rút kinh phí về sử dụng hoặc đề nghị Kho bạc Nhà nước chuyển khoản thanh toán cho các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ

(3a). Đơn vị thụ hưởng Ngân sách rút tiền từ Kho bạc Nhà nước về sử dụng thanh toán cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ

(3b). Kho bạc nhà nước kiểm tra hồ sơ thanh toán, chuyển tiền vào tài khoản của các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại ngân hàng thương mại theo hồ sơ yêu cầu của đơn vị thụ hưởng ngân sách.

* Chi trả, thanh toán theo hình thức lệnh chi tiền

Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền được thực hiện trong các trường hợp: chi cho các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách; chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính.

Sơ đồ 03: Quy trình chi trả, thanh toán theo lệnh chi tiền:

2

Đơn vị thụ hưởng Ngân sách

Kho bạc Nhà nước

3

33 3

3b Đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ

NHTM

(1). Cơ quan tài chính gửi thông báo về kinh phí kế hoạch đã được giao theo dự toán cho đơn vị thụ hưởng để thông báo cho đơn vị biết kế hoạch thông báo đã được duyệt.

(2). Cơ quan tài chính căn cứ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi sẽ ra lệnh chi tiền gửi cho cơ quan Kho bạc Nhà nước cùng cấp

(3).Đơn vị thụ hưởng làm thủ tục rút tiền mặt hoặc chuyển tiền thanh toán cho các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

(4). Đơn vị thụ hưởng rút tiền mặt về và thanh toán cho các đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

(3’). Nếu đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng thì đơn vị thụ hưởng yêu cầu Kho bạc Nhà nước chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại ngân hàng thương mại

(4’). Sau khi nhận tiền qua Kho bạc Nhà nước chuyển đến, Ngân hàng thương mại thanh toán chi trả cho đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thanh toán dịch vụ này

* Chi bằng hiện vật

Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước bằng hiện vật, căn cứ vào biên bản bàn giao hiện vật, giá hiện vật theo thị trường được duyệt, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước để hạch toán thu, chi NSNN.

12 2

3

Đơn vị thụ hưởng Ngân sách

Kho bạc Nhà nước

4

433

Đơn vị, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ

4

Sau khi cấp phát kinh phí, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện chi NSNN cho các CTMTQG gửi lên Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý CTMTQG

Báo cáo định kỳ gồm: báo cáo quý, báo cáo năm và báo cáo giữa kỳ theo biểu mẫu và thời gian quy định cụ thể:

Các Bộ , ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quản lý và thực hiện dự án CTMTQG và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện các CTMTQG ( bao gồm cả khối lượng, nhiệm vụ và kinh phí đã thực hiện trong kỳ) gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và cơ quan quản lý CTMTQG ( phần kinh phí do cơ quan quản lý chương trình chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện).

Cơ quan quản lý CTMTQG: Căn cứ báo cáo của UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan được phân công quản lý và thực hiện các dự án của CTMTQG chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo định kỳ ( quý, năm, giữa kỳ) về tình hình thực hiện CTMTQG gửi Văn phòng Chính Phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

Thời gian nộp báo cáo:

Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các cơ quan được phân công quản lý và thực hiện các dự án của CTMTQG và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Báo cáo quý gửi chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc quý; báo cáo năm gửi chậm nhất là vào cuối tháng 3 năm sau.

Đối với cơ quan quản lý CTMTQG: báo cáo quý gửi chậm nhất là 45 ngày sau khi kết thúc quý; báo cáo năm gửi chậm nhất vào cuối tháng 4 năm sau.

- Quy định về mở tài khoản để nhận kinh phí NSNN

Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được Nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và kho bạc Nhà nước trong

quá trình thanh toán. Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng ngân sách rút dự toán chuyển vào tài khoản tiền gửi.

* Ưu điểm

Thực hiện cấp bổ sung có mục tiêu vào tổng dự toán ngân sách hàng năm cho các tỉnh đã tạo cho các địa phương chủ động trong quản lý điều hành sử dụng ngân sách được giao hàng năm để thực hiện các chương trình mục tiêu được giao; hạn chế hiện tượng tiêu cực theo kiểu cơ chế “xin cho”. Hình thức chi trả thanh toán theo dự toán từ kho bạc Nhà nước là chủ yếu thay cho cấp phát theo hạn mức đã giảm nhiều phiền hà trong công tác thủ tục tài chính

* Nhược điểm

Một số địa phương vẫn chưa chủ động phân bổ giao kinh phí các Chương trình mục tiêu từ đầu năm kế hoạch cho các đơn vị sử dụng nên ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ, kinh phí thường chuyển từ năm này sang năm sau; mặt khác việc sử dụng kinh phí không chủ động dễ dẫn đến sai sót nhất là kinh phí đầu tư xây dựng hoặc mua sắm trang thiết bị

Một phần của tài liệu Thực trạng chi Ngân sách Nhà nước cho chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục Đào tạo (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w