- Phân công, phân cấp quản lý điều hành CTMTQG:
2.3.2.1. Quản lý công tác lập kế hoạch chi NSNN cho CTMTQG GD&ĐT
- Quy trình lập kế hoạch (dự toán):
Lập kế hoạch ( dự toán ) là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng cho toàn bộ quy trình quản lý ngân sách, vì dự toán lập không sát, dự toán quá cao hoặc quá thấp đều không phục vụ cho công tác điều hành, hoạch định chính sách, đề ra biện pháp tổ chức thực hiện. Vì vậy việc lập kế hoạch phải trên cơ sở nghiên cứu kho học về mục tiêu, yêu cầu cần đạt được, đặc biệt là nhiệm vụ cần thực hiện.Trong thực tế hiện nay do nhận thức chưa đúng công tác kế hoạch nên không ít cán bộ, đơn vị chưa thực hiện tốt công tác này; gây nên lãng phí trong sử dụng vốn hoặc ngược lại không thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ.
Hằng năm căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT của năm báo cáo; mục tiêu, nhiệm vụ hằng năm trong năm kế hoạch tổng thể của CTMTQG GD&ĐT và hướng dẫn định hướng xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các
Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương định hướng xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT (bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, kinh phí, biện pháp tổ chức thực hiện).
Bộ GD&ĐT sẽ tổng hợp kế hoạch và nhu cầu kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính để tổng hợp cân đối ngân sách Trung ương báo cáo Chính phủ xem xét và trình Quốc hội phê duyệt.
Các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào kết quả tình hình thực hiện CTMTQG GD&ĐT năm báo báo; mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm và hằng năm của CTMTQG GD&ĐT của cơ quan, địa phương; hướng dẫn của Bộ GD&ĐT định hướng xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT; đề xuất nhu cầu của các đơn vị trực thuộc, của các cấp cơ sở để lập kế hoạch và nhu cầu kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT gửi Bộ GD&ĐT xem xét và tổng hợp, đồng thời phải tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách của cơ quan, của địa phương để gửi Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính.
Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở GD&ĐT phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí thực hiện CTMTQG GD&ĐT của tỉnh/thành phố, chi tiết cho từng mục tiêu, dự án theo phân loại chi sự nghiệp và chi đầu tư phát triển gửi Sở KH&ĐT, Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, để gửi Bộ GD&ĐT xem xét, thẩm tra và tổng hợp.
- Ưu điểm của khâu lập kế hoạch:
Theo quy định của Nhà nước từ việc xây dựng, đề xuất các CTMTQG đến lập kế hoạch nhu cầu kinh phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với cơ quan quản lý chương trình và các Bộ để đảm bảo cho công tác lập kế hoạch đáp ứng yêu cầu thực tế để thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo.Việc Nhà nước thực hiên giao tổng mức vốn CTMTQG GD&ĐT cho địa phương, trong đó ghi riêng mức vốn của các dự án nên đã tránh được việc tùy tiện điều chuyển vốn của chương trình sang các ngành, lĩnh vực khác. Đây là
một bước thay đổi đúng hướng về cơ chế quản lý, điều hành; bên cạnh đó, có một số các khoản chi đã được định sẵn trong kế hoạch nên sẽ tiện cho việc quản lý và theo dõi. Một ưu điểm nữa trong công tác lập kế hoạch đó là việc thực hiện dân chủ, công khai trong việc phân bổ vốn của dự án.
Do có sự thống nhất ở bước lập kế hoạch nên hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều thống nhất với Bộ GD&ĐT nội dung chi của từng mục tiêu hàng năm.
Việc lập dự toán đã tăng cường sự giám sát, quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng với đơn vị dự toán cấp dưới.
- Những mặt còn hạn chế trong khâu lập kế hoạch:
Có một số ít tỉnh đã thực hiện không đúng quy định của việc lồng ghép các chương trình, nên có nơi điều chuyển vốn của dự án sang thực hiện các nhiệm vụ khác, dẫn đến mục tiêu đặt ra trong năm không thực hiện được. Sự phân bổ lại vốn của các tỉnh cũng dẫn đến Bộ GD&ĐT không nắm được tình hình thực hiện chương trình ở các địa phương, khó điều hành. Với cơ chế như vậy, trên thực tế chỉ là Chính phủ tăng thêm kinh phí cho các tỉnh, tùy tỉnh sử dụng. Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT và địa phương không rõ ràng.
Trong thực hiện vẫn còn có hiện tượng sự phối hợp giữa địa phương với Bộ GD&ĐT trong bước xây dựng kế hoạch còn chưa thật sự chặt chẽ, giữa Bộ GD&ĐT với Sở GD&ĐT chưa có sự tham gia thống nhất.
Một số Sở KH&ĐT không nắm rõ mục tiêu quốc gia về GD&ĐT nên dẫn đến Bộ GD&ĐT căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch của các Sở GD&ĐT để bố trí vốn, về địa phương Sở KH&ĐT tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh lại khác nên dẫn đến tỉnh bố trí sai mục tiêu cần thực hiện
Cơ chế lồng ghép các chương trình ở địa bàn tỉnh, thành phố vẫn còn nhiều lúng túng. Các mục tiêu đáng lồng ghép không được chú trọng đầu tư. Trong khi đó, các tỉnh lại chú trọng vào lồng ghép các dự án đầu tư vốn có tính độc lập theo ngành.