2. Tính khử của H
TOÁN LƯỢNG CHẤT DƯ
1. Phương pháp
- Viết PTPƯ A + B → C + D - Tính nA = ? ; nB = ?
Theo pt: nn
AB = ? B = ? Theo bài ra: nnA
B = ?
- Nếu tỉ lệ bài ra lớn hơn tỉ lệ phương trình thì: A dư; B hết. - Nếu tỉ lệ bài ra nhỏ hơn tỉ lệ phương trình thì: A hết; B dư
- Mọi tính toán còn lại trong phương trình đều phải dựa vào chất phản ứng hết 2. Ví dụ.
Cho 18,6 gam Phốtpho vào một bình kín có chứa 20,16 lít khí Oxi đkc rồi thực hiện phản ứng đốt cháy.
a. Hỏi sau phản ứng chất nào còn dư? dư bao nhiêu gam?
b. Thể tích oxi đó có đủ để đốt cháy hết 56 gam bột sắt không?
c. Muốn điều chế được thể tích oxi bài ra cần bao nhiêu gam KMnO4
Giải mẫu a. PTPƯ : 4P +5O2 →t0 2P2O5 Ta có : nP = 18,6 :31 = 0,6(mol) nO2 = 20,16: 22,4 = 0,9 (mol) Theo PT : 2 4 5 n n P O = = 0,8 Theo bài ra : 2 0,6 0,9 n n P O = = 0,67 < 0,8 Vậy oxi còn dư, phốt pho phản ứng hết
nO2 phảnứng = 5 4 nP = 5 4.0,6 = 0,75 (mol) nO2dư = 0,9- 0,75 = 0,15(mol) mO2dư = 0,15 .32 = 4,8 (g)
b. PTPƯ : 3Fe +2O2 →t0 Fe3O4 nFe =56 :56 =1 (mol)
Theo PT : 2 3 2 n n Fe O = = 1,5 Theo bài ra : 2 1 0,9 n n Fe O = =1,11 < 1,5 Vậy oxi đốt cháy hết sắt
c. PTPƯ : 2KMnO4 →t0 K2MnO4 + MnO2 + O2 n KMnO4 = 2 nO2 =2. 0,9 = 1,8 (mol)
m KMnO4 = 1,8.158= 284,4 (g) 3. Bài tập vận dụng
Bài tập số 1.
Nung nóng hỗn hợp gồm 4,48g Fe và 3,2g S ở dạng bột trong ống nghiệm không có không khí. Tính khối lượng FeS tạo thành sau phản ứng.
Bài tập số 2.
Cho 11,2 g Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng có chứa 12,25 g H2SO4. Tính thể tích khí H2 thu được ở đkc.
Bài tập số 3.
Nhiệt phân 24,5 g KClO3, khí sinh ra cho tác dụng với 32g Cu đun nóng. Tính khối lượng CuO tạo thành.
Bài tập số 4.
Đốt cháy 9,3g P trong 26,88 lit không khí đkc. Tính khối lượng P2O5 tạo thành biết oxi chiếm 1
5 thể tích không khí.
Nếu thay phốt pho trong thí nghiệm trên bằng 22,4g bột sắt thì lượng sắt có cháy hết không. Tính khối lượng oxit sắt thu được sau phản ứng
Bài tập số 5.
Dẫn 17,92 lít khí H2 đkc vào một bình kín có chứa 69,6 gam bột Fe3O4 nung nóng a. Hỏi sau phản ứng chất nào còn dư ? dư bao nhiêu gam?
b. Muốn điều chế được thể tích H2 trên cần bao nhiêu gam kẽm tác dụng hết với dung dịch axitclohiđric HCl
Bài tập số 6.
Người ta điều chế H2 bằng cách cho Al vào dung dịch NaOH a. Viết PTPƯ
b. Tính khối lượng Al để điều chế được 13,44 lít khí H2 đkc
c. Nếu cho 4,86 g Al vào dung dịch có chứa 8g NaOH thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 đkc
Bài tập số 7.
a. Phân hủy hoàn toàn 63,2 g KMnO4 sẽ thu được bao nhiêu lit khí oxi ở đkc. Cùng lúc đó người ta cho 28 g bột sắt tác dụng hết với dung dịch HCl, tính thể tích H2 thu được ở đkc.
b. Dẫn các khí thu được từ các thí nghiệm trên vào bình kín không có không khí rồi thực hiện phản ứng đốt cháy. Hỏi sau phản ứng cháy chất nào còn dư. Dư bao nhiêu g
c. Nếu dẫn thể tích hiđrô đó vào một bình kín chứa 166g Fe3O4 nung nóng. Sau phản ứng xong tính khối lượng Fe3O4 phản ứng và khối lượng sắt sinh ra.
Bài tập số 8.
Người ta điều chế 3 chất khí qua những thí nghiệm sau.
Khí thứ nhất do tác dụng của 21,45 gam Zn với dung dịch HCl dư. Khí thứ hai do nhiệt phân 47,4 gam KMnO4.
Khí thứ ba do tác dụng của HCl dư với 2,61 gam MnO2 theo phương trình MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Trộn ba khí vừa thu được vào một bình kín và cho nổ. Tính khối lượng của mỗi chất thu được sau khi nổ.