VAI TRÒ CỦA CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG SỰ

Một phần của tài liệu Luận văn "Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DNCN Việt Nam". (Trang 25 - 29)

TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

- Khách hàng là yếu tố đầu tiên để doanh nghiệp quan tâm và doanh nghiệp quan tâm đó chính là nhu cầu của họ chính là chất lượng của sản phẩm

mà họ bỏ tiền ra để mua như vậy là chất lượng thì doanh nghiệp phải quan

tâm chất lượng đối với sản phẩm mà mình làm ra… Không chỉ một mình doanh nghiệp sản xuất và bán cho mọi người mà có nhiều doanh nghiệp sản

xuất sản phẩm để bán cho mọi người, chính vì vậy một mặt thoả mãn khách hàng về chất lượng, một mặt còn phải đem chất lượng sản phẩm của mình ra cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Nếu khách hàng tẩy chay sản phẩm của

mình tức là chất lượng sản phẩm của mình để thua so với đối thủ cạnh tranh và đó chính là nguy cơ của doanh nghiệp.

- Chất lượng mà phù hợp thì đó chính là sự thành công trong việc quản

lý của doanh nghiệp: quản lý chất lượng tốt thì lúc đó chính là sự phù hợp

giữa giá cả hàng hoá bỏ ra thị trường và chi phí bỏ ra sản xuất đó chính là sự

Chương II

NHỮNG QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC DNCNVN

Hiện nay ở nước ta, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước các doanh nghiệp công nghiệp có vị trí rất quan trọng, ngành CN được coi là đầu máy của đoàn tàu kinh tế Việt Nam. Có thể nói, sự hình thành phát triển và điều chỉnh để các DNCN sẽ là những chiếc cầu để Việt Nam nhanh chóng vượt lên, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và trên thị trường

thế giới.

Trong 10 năm liên tục, từ năm 1990 đến năm 2000 ngành công nghiệp nước ta duy trì ở mức tăng trưởng 2 chữ số đưa giá trị công nghiệp năm 2000

cao gấp 1,5 năm 1990 và tăng so với năm 1995là3,2 lần. Nhờ giá trị sản xuất

có tốc độ tăng khá mà GDP mà ngành công nghiệp tạo ra cũng có giá trị cao

nhất so với GDP của các ngành khác.

Những thách thức đối với nước ta hiện nay là trình độ phát triển còn thấp, chất lượng tăng trưởng kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu cộng với

sức mua của dân còn thấp.

Điều đó được thể hiện qua mặt hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu tập

trung vào sản phẩm có giá trị gia tăng thấp các nguyên liệu thô chưa chế biến

hoặc các hàng sơ chế. Các mặt hàng trong nước được bảo vệ và nâng đỡ nhiều

trong việc bảo trợ hàng nội. Ví dụ cà fe, các sản phẩm làm từ sữa Vinamilk…

Vì thế để tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh tăng trưởng toàn diện

tốt- nhất thì bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng cả phần cứng và phần mềm

thì nhà nước phải khuyến khích các DNCN đầu tư vào các hệ thống QLCL. Đồng thời tự bản thân các doanh nghiệp cũng phải thấy rõ vai trò quan trọng

của chất lượng trong các cơ sở sản xuất trong đời sống xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực cạnh tranh và cả với doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Như

1. Thực trạng vấn đề QLCL của DNCNVN giai đoạn trước năm

1990

Đây là giai đoạn mà nền kinh tế của ta bắt đầu có những chuyển đổi từ

sản xuất theo kế hoạch nhà nước sang cơ chế quản lý theo thị trường. Công tác

QLCL cũng có bước chuyển đổi nhưng vẫn chịu ảnh hưởng lớn của thời kỳ trước.

1.1. Những nhận thức và HTQLCL trong giai đoạn này

Trong thời kỳ này với suy nghĩ để đảm bảo cho sản phẩm có đủ tiêu chuẩn về chất lượng thì bên cạnh hệ thống quản lý sản xuất, điều hành kế

hoạch mỗi cơ sở sản xuất hình thành lên một tổ chức quản lý chất lượng

phòng KCS- Tổ chức này được đặt dưới sự điều hành và kiểm soát trực tiếp

của giám đốc, hoạt động độc lập và hoàn toàn khách quan với hệ thống sản

xuất trực tiếp. Nhưng mong muốn KCS sẽ đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đã không hoàn toàn xảy ra trong thực tế.

Thực tế thì hàng hoá vẫn kém chất lượng, mẫu mã xấu và không thay đổi

trong một thời gian dài. Hơn nữa NVL lại lãng phí chi phí nhân công không phù hợp cho những phế phẩm vì KCS chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra sự phù hợp

của sản phẩm ở khâu cuối cùng.

Không những thế, quan điểm của chất lượng hầu hết các cơ sở sản xuất trong giai đoạn này đều cho rằng chất lượng chỉ quyết định bởi khâu sản xuất

còn trong lưu thông phân phối thì không có liên quan. Khi hỏi đến chất lượng

sản phẩm ta thường nhận câu trả lời: "Người sản xuất ra như vậy".

Nhiều khi việc vi phạm quy chế quản lý chất lượng lại chính là do giám

đốc gây ra. Bởi tính thúc bách của kế hoạch giao nộp sản phẩm nhiều trường hợp giám đốc ra quyết định làm nhanh làm ẩu để đối phó với hoàn cảnh trước mắt.

Một quan điểm chất lượng nữa trong giai đoạn này là áp đặt người tiêu dùng phải mua phải dùng những thứ sản xuất ra.

1.2. Từ nhận thức về QTCL đã đưa đến thực trạng của công tác QTCL trong sản xuất như sau: trong sản xuất như sau:

Trong sản xuất việc đảm bảo chất lượng hầu như là trách nhiệm riêng của những người chịu trách nhiệm quản lý những người sản xuất quản lý hầu như không có liên quan vì họ không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm.

Những người sản xuất trực tiếp chỉ quan tâm đến năng suất lao động và định

mức. Họ sợ việc chú ý đến chất lượng hàng hoá sẽ ảnh hưởng đến giao nộp kế

hoạch đã có nhiều sự gian dối trong chất lượng sản xuất xảy ra.

Đồng thời sau khi giao nộp hàng hoá thì người sản xuất dường như đã xong trách nhiệm của mình. Việc lưu thông phân phối đi đâu, cho ai, sử dụng như thế nào và thông tin phản hồi như thế nào từ phía khách hàng doanh nghiệp không cần quan tâm đến.

1.3. Những hạn chế:

Nhận thức về vai trò, vị trí và nội dung của công tác quản lý chất lượng

trong nền kinh tế chưa theo kịp sự đòi hỏi của tình hình mới. Về năng lực

quản lý, trình độ công nghệ còn thấp kém. Kiến thức và kinh nghiệm quản lý

chất lượng trong cơ chế thị trường còn yếu. Hệ thống tổ chức và cơ sở vật

chất của cơ quan QLCL từ trung ương đến địa phương chưa được nâng cao cả

về số lượng lẫn chất lượng.

Mục tiêu của người sản xuất và người tiêu dùng không đồng nhất trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Người sản xuất không biết thị

hiếu của người tiêu dùng, người tiêu dùng không hiểu về người sản xuất. Vì thế nhu cầu người tiêu dùng bị tách rời với sản xuất.

Tách rời trách nhiệm của mỗi người với công việc mình đã làm. Người

sản xuất trực tiếp sau khi hoàn thành công việc thì không quan tâm đến trách

nhiệm về chất lượng, công việc của mình vừa làm. Doanh nghiệp cũng vậy

chỉ hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu số lượng. Đồng thời không có sự đồng

nhất trong một công việc chung không có sự kiểm tra kết quả lao động của

mỗi người, vì thế không có sự nhịp nhàng cân đối và hiệu quả trong hoạt động

của doanh nghiệp.

Hệ thống QLCL chủ yếu phòng KCS trong các doanh nghiệp làm việc

một cách thụ động gây nhiều lãng phí và ít hiệu quả vì cần nhiều nhân viên trong khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng nên phòng KCS rất cồng kềnh, chi

phí cao. Đồng thời nhận thức về vấn đề QLCL còn nhiều hạn chế bởi tính

cứng nhắc không phản ánh tính trung thực khoa học và không xuất phát từ

thực tế của nền sản xuất, thực tế của công nghệ kỹ thuật cơ sở và thực tế về

nhu cầu về chất lượng của thị trường.

Vì thế để có hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh nói riêng của các

doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế tầm vĩ mô, công tác

QLCL phải có những thay đổi.

Một phần của tài liệu Luận văn "Quản lý chất lượng - thực trạng và một số giải pháp nhằm áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng trong các DNCN Việt Nam". (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)