Tổ chức điều hành, quản lý

Một phần của tài liệu ODA đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam (Trang 27)

3.1 Xây dựng hệ thống kiểm soát, đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA.

Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thẩm định phê duyệt. Thủ tục quản lý phải chặt chẽ nhưng phải thuận lợi cho người sử dụng trong việc rút vốn và sử dụng vốn, không gây phiền hà làm giảm tốc độ giải ngân. Phải đặt các hạn mức sử dụng và kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu, theo dõi quá trình thực hiện và quản lý giải ngân dự án.

3.2 Nâng cao hiệu quả trong quan hệ với các nhà tài trợ

Viện trợ phát triển chính thức bao gồm ba phương thức: viện trợ không hoàn lại (song phương), cho vay với điều kiện ưu đãi (song phương) và các hiệp định đa phương. Trong đó, phần viện trợ không hoàn lại thường dành cho mục tiêu phát triển con người như y tế, cung cấp nước sạch, cải thiện điều kiện giáo dục ở nhà trường, bảo tồn khai thác các di sản văn hoá dân tộc… Trong những lĩnh vực này, vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể, các địa phương các tổ chức từ thiện và các tổ chức phi chính phủ là rất quan trọng. Vì thế, việc mở rộng quan hệ phi nhà nước là một điều kiện quan trọng để tìm kiếm được nhiều hơn các nguồn ODA cũng như các nguồn viện trợ khác.

Xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng sẻ chia trách nhiệm giữa Việt Nam và nhà tài trợ. Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin và phối hợp thực hiện giữa chính phủ và các nhà tài trợ để có sự gặp nhau giữa kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển và những chính sách ưu tiên của Việt Nam với mục đích và điều kiện tài trợ, cũng như trong việc giám sát và chống tham nhũng ở các chương trình, dự án có sử dụng nguồn vốn ODA.

Cần hài hòa giữa lợi ích trong nước và lợi ích của các nhà tài trợ, như: dỡ dần hàng rào thuế quan bảo hộ nền công nghiệp non trẻ trong nước, tiếp tục miễn thuế thu nhập cho cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài thực hiện dự án ODA, cho phép đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế hoặc có khả năng sinh lời cao…

3.3 Sử dụng ODA có chọn lọc.

ODA nên được coi là nguồn lực có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực trong nước đối với mọi cấp độ thụ hưởng. ODA cần phải được sử dụng phù hợp và kết hợp hài hòa với các nguồn vốn đầu tư khác. Cần nâng cao quyền tự chủ trong huy động và sử dụng ODA để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành và địa phương, và để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.. Thực tế, các tranh luận chính sách chính không còn là liệu có nên thu hút ODA hay không mà vấn đề là làm cách nào để tối đa hóa các lợi ích của ODA. Do vậy, chất lượng trong thu hút ODA sẽ quan trọng hơn là số lượng ODA.

3.4 Cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA.

Yêu cầu tăng tốc độ giải ngân ODA là trách nhiệm của cả bên Việt Nam và cộng đồng tài trợ. Về phía Việt Nam, chính phủ cần phải đơn giản hóa văn bản pháp lý và thủ tục liên quan đến ODA. Về phía các nhà tài trợ, hài hòa và đơn giản hóa quy trình thủ tục với chính phủ Việt Nam cũng là điều cần thiết nhằm đảm bảo tiến trình thực hiện có hiệu quả.

3.5. Thiết lập được cơ chế pháp lý hiệu quả cho việc điều tra và ngăn chặn cácbiểu hiện tham nhũng. biểu hiện tham nhũng.

- Xây dựng ý thức chống tham nhũng thành hệ tư tưởng chính trị xã hội rộng rãi, và là “vũ khí” tinh thần trong chiến lược phòng ngừa và ngăn chặn tham nhũng hiệu quả của quốc gia. Coi trọng việc phát hiện và triệt tiêu các cơ hội phát sinh tham nhũng.

- Minh bạch ở mức cao nhất trong tất cả các giao dịch từ Chính phủ cho tới địa phương và được xác nhận bởi sự giám sát của người dân là công cụ hạn chế tham nhũng hữu hiệu. Trong đó, cơ chế một cửa được coi là công cụ then chốt làm tăng tính minh bạch trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính. Đồng thời, trang Web và những giao diện điện tử có thể làm giảm hành vi lạm dụng của công chức nhà nước đối với các doanh nghiệp. Việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các công chức nhà nước với các nhà đầu tư, nhà thầu và tiến tới giảm việc thanh toán tiền mặt trong các mua bán trực tiếp, đơn giản hoá thủ tục mua bán... cũng là những giải pháp ngăn chặn hữu hiệu tham nhũng.

- Nhận biết được chỗ nào cần linh hoạt về các thủ tục hành chính, chỗ nào cần nâng cao tính minh bạch là chìa khoá để giảm thiểu các hành vi tham nhũng một cách hiệu quả.

- Kiểm toán chặt chẽ hơn và tăng cường sự tham gia của người dân là công cụ quan trọng để đấu tranh chống tham nhũng ở cấp địa phương, cơ sở. Muốn vậy, cần tăng cường giám sát, kiểm tra của Nhà nước, Hội đồng nhân dân, người dân ở nơi được thụ hưởng dự án để từ đó xác định sai phạm và có biện pháp ngăn chặn xử lý kiên quyết.

- Ngoài ra, cũng cần quan tâm tới việc xây dựng những cơ chế tốt nhất để xử lý và điều tra các đơn tố cáo nhằm giúp xác định người phạm tội và trừng phạt nếu có hành vi tham nhũng, tạo lòng tin cho các nhà tài trợ.

4. Nhân sự

Tất cả các vấn đề nêu trên chỉ mang lại hiệu quả khi vấn đề con người được quan tâm chú trọng. Từ đó, giải pháp nguồn nhân lực lại được đặt ra:

- Nâng cao năng lực của đội ngũ thực hiện dự án: nâng cao năng lực làm việc cho Ban quản lý các dự án; tuyển chọn những người thực sự có năng lực vào các vị trí giám đốc và điều phối viên dự án; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác quản lý vốn ODA theo hướng chuyên môn hóa; quan tâm đến vấn đề cán bộ địa phương nhất là địa bàn vùng sâu vùng xa.

- Cần tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các chủ dự án, cũng như kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt tài sản và tiền vốn của các chương trình, dư án.

- Ngoài ra, vấn đề năng lực cho các đơn vị tư vấn và nhà thầu trong nước cũng cần được nâng cao để chủ động trong việc triển khai dự án đúng tiến độ.

KẾT LUẬN

Việc huy động và phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế luôn là vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đều quan tâm. Có thể nói, ODA là một nguồn vốn có nhiều yếu tố ưu đãi, phù hợp khi được sử dụng vào đầu tư công và hoàn thiện chính sách, thể chế. Vì vậy, vấn đề khai thác ODA cho sự nghiệp phát triển đất nước là một nội dung không thể thiếu trong chiến lược huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển của Việt Nam hiện nay cũng như trong giai đoạn sắp tới.

Tuy nhiên, lịch sử về ODA cho thấy có những nước thành công trong sử dụng ODA nhưng cũng nhiều nước gặp thất bại bởi lẽ ODA thật sự là nguồn vốn vay nước ngoài, nếu sử dụng không hiệu quả hoặc sai mục đích sẽ tạo nên gánh nặng nợ cho tương lai trong khi hiện tại nguồn vốn này vẫn không hỗ trợ được cho phát triển kinh tế. Tuy vậy, thật là sai lầm, nếu các nước nghèo thờ ơ với nguồn vốn này, không tận dụng tối đa ODA cho đầu tư phát triển nhất là trong giai đoạn đầu xây dựng và hình thành nên những nền tảng cơ sở hạ tầng kinh tế, hành lang pháp lý rõ ràng và chặt chẽ, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiến trình phát triển của các nước này sẽ chậm lại và sự hội nhập kinh tế, công nghệ với thế giới dường như ít cơ hội.

Việt Nam là quốc gia không phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài nhưng lại là nước sử dụng viện trợ tương đối thành công. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ ODA của Việt Nam khá chậm và có xu hướng thụt lùi trong khi mức cam kết ODA dành cho Việt Nam của cộng đồng quốc tế ngày càng tăng. Với nghịch lý này, thêm vào đó là trong bối cảnh Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, ODA trở thành một nhân tố quan trọng góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Do vậy, khuynh hướng vận động và hấp thụ ODA của Việt Nam cho mục tiêu phát triển trong thời gian tới là cơ hội lẫn thách thức mà các nhà kinh tế, các cơ quan quản lý, chính phủ phải lưu ý và có kế hoạch hành động phù hợp và đúng lúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thời báo kinh tế Việt Nam 2. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 3. Kinh tế và dự báo

4. Tạp chí thương mại 5. Thông tin tài chính

6. Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương 7. Nghiên cứu kinh tế

8. Tạp chí đầu tư chứng khoán Việt Nam 9. Website của Bộ kế hoạch đầu tư

Một phần của tài liệu ODA đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w