Quy hoạch và phân bổ ODA:

Một phần của tài liệu ODA đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam (Trang 26)

2.1 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá và xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồnvốn ODA. vốn ODA.

Hoàn thiện kế hoạch hóa vốn ODA là tạo điều kiện để liên tục hóa các bộ phận của kế hoạch đầu tư xây dựng: Kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án và kế hoạch thực hiện dự án.

Ngoài ra, phải xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn theo từng ngành và lĩnh vực cụ thể. ODA vốn vay kém ưu đãi sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án tầm cỡ quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ chắc chắn. Ngược lại, các nguồn vốn ưu đãi hơn tập trung vào các lĩnh vực an sinh xã hội, giáo dục, môi trường.

Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA phải tập trung phát huy nguồn lực hiện có của địa phương, phát huy được những lợi thế sẵn có và phải xuất phát từ thực tế của địa phương để tài trợ hiệu quả hơn, phải tạo điều kiện để người dân của địa phương có thể trực tiếp tham gia và quản lý chương trình, dự án.

2.2 Mở rộng đối tượng được tiếp cận ODA:

Mở rộng khu vực vùng xa, vùng sâu và khu vực tư nhân. Như chúng ta đã biết, hiện nay các nguồn vốn ODA thường tập trung cho khu vực thành phố lớn (ví dụ: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thụ hưởng tới gần 1/3 vốn ODA đã ký kết). Điều này thể hiện sự mất cân đối trong phân bổ và sử dụng nguồn vốn. Trong khi đó, các vùng tỉnh lẻ, miền núi rất cần sự đầu tư từ phía ngân sách nhà nước, nhất là cho những công trình công cộng để nâng cao dân trí, cải thiện đời sống sinh hoạt và tinh thần.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần kêu gọi khu vực tư nhân tham gia vì khu vực này có lợi thế về mặt năng động, linh hoạt, kịp thời bắt nhịp với các cơ hội đầu tư, nhanh nhạy trong thủ tục và quy trình. Một bộ phận tư nhân có khả năng đáp ứng nguồn vốn đối ứng, làm giảm áp lực vốn đối ứng lên ngân sách nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhiều bên trong giám sát và điều hành dự án.

Để nâng cao trách nhiệm của nơi sử dụng vốn, chính phủ nên tiếp tục đẩy mạnh việc cho các bộ ngành, địa phương vay lại vốn ODA với lãi suất ưu đãi.

Thứ nhất, giúp cho việc phân bổ ODA đúng mục đích, đưa vốn về đúng với nơi cần

vốn, thiếu vốn hơn vì khi đó cơ quan chủ quản sẽ cân nhắc rất kỹ mục đích sử dụng, mức độ cần thiết của dự án trước khi quyết định vay.

Thứ hai, mặc dù lãi suất nhỏ, tuy nhiên với áp lực trả nợ của một khoản đi vay, chắc

chắn trong quá trình xây dựng dự án, sử dụng vốn và giám sát công trình, phía đi vay sẽ phải đảm bảo hiệu quả dự án và khả năng trả nợ.

Thứ ba, đây cũng tạo ra thêm nguồn thu cho chính phủ bù đắp các chi phí phát sinh

trong quá trình huy động và quản lý nguồn vốn ODA. Điều quan trọng nhất khi cho vay lại vốn ODA phải thẩm tra khả năng hoàn trả vốn và lãi của đơn vị được giao vốn, tránh trường hợp giao vốn không đúng đối tượng dẫn đến thất thoát nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu ODA đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam (Trang 26)