Lợi nhuận/Lao động/năm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG KHÁCH SẠN (Trang 33 - 38)

7 Tổng lợi nhuận VNĐ 3.157.439.470 3.336.942.537 3.625.529.593

6 Lợi nhuận/Lao động/năm động/năm

VNĐ 58.471.101 61.795.232 67.139.437

(Nguồn: Khách sạn Hàng Hải)

Nhận xét: Ta thấy lương bình quân năm trong 3 năm 2006 – 2008, đều tăng

lên theo doanh thu. Năm 2006 lương bình quân năm đạt 14.823.000

VNĐ/Người; năm 2007 đạt: 15.921.000 VNĐ/Người, tăng so với năm 2006: 1.098.000 VNĐ tương ứng với tỉ lệ tăng là: 7%. Năm 2008 lương bình quân năm đạt: 17.230.000 VNĐ, tăng so với năm 2007: `1.309.000 VNĐ, tương ứng tỉ lệ tăng là 8%.

Đồ thị 3: So sánh tốc độ tăng của Lương bình quân năm, Doanh thu/Lao động, Lợi nhuận/Lao động.

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy, 3 đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng của 3 chỉ tiêu trên gần như trùng nhau, điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng của 3 chỉ tiêu là gần như bằng nhau. Nếu doanh thu/lao động năm 2007 tăng so với năm 2006 là 7%, năm 2008 so với năm 2006 là: 15%; thì lương bình quân năm 2007 so với năm 2006 cũng tăng 7%, tương tự năm 2008 so với năm 2007 tăng: 16%.

2.3.2.5. Môi trường làm việc:

Tính tổng hợp và phức tạp trong quá trình lao động, kinh doanh khách sạn là hỗn hợp của nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Do vậy cơ cấu trong khách sạn được đặc trưng bởi các bộ phận nghiệp vụ và giữa các bộ phận này luôn cần có sự phối hợp lẫn nhau để đảm bảo cung ứng cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất.

Nhân viên của khách sạn luôn cố gắng giúp đỡ nhau hoàn thành công việc. Đối với người mới vào làm luôn nhận được sự chào đón, giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía các đồng nghiệp.

Ban lãnh đạo khách sạn Hàng Hải luôn tạo điều kiện tốt để tất cả các bộ phận có thể phối hợp làm việc với nhau một cách nhịp nhàng. Tuy vậy, cuộc sống là một sự vận động không ngừng, có nhiều khó khăn, chông gai, thách thức và biến động. Nhân viên trong khách sạn vẫn không thể tránh khỏi những mâu thuẫn trong khi tác nghiệp.

Ví dụ như: trong quá trình phục vụ khách lưu trú tại khách sạn thì bộ phận lễ tân và bộ phận buồng luôn phải liên kết chặt chẽ với nhau. Khi khách nhận phòng hay trả phòng thì bộ phận lễ tân phải gọi điện thông báo cho bộ phận buồng để có thể chủ động trong việc phục vụ khách. Nhưng nếu nhân viên lễ tân do quá nhiều việc lãng quên không báo cho bộ phận buồng là có khách trả phòng, hay có khách mới nhận phòng như vậy sẽ ảnh hưởng đến công việc của bộ phận buồng nên gây ra mâu thuẫn.

Trong bộ phận nhà hàng tổ bàn, bar và tổ bếp công việc của họ luôn gắn chặt với nhau. Sự sơ xuất của tổ này sẽ làm ảnh hưởng tới việc hoàn thành công việc của tổ kia, nên 2 bộ phận này cũng hay xảy ra những va chạm.

Ban lãnh đạo công ty hiểu tâm lý nhân viên nên luôn cố gắng kiểm tra một cách khéo léo, tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên.

Khách sạn đã cung cấp các trang thiết bị làm giảm độc hại ở bếp như máy hút khói. Đầu tư công nghệ thông tin cho lễ tân, kế toán như: máy tính, máy in, máy photo.

2.3.2.6. Nội quy làm việc và cơ chế thưởng phạt:

Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác ban lãnh đạo khách sạn Hàng Hải đề ra nội dung làm việc để áp dụng cho tất cả các nhân viên trong khách sạn. Nội quy của khách sạn Hàng Hải là một văn bản quy định rõ về thời gian làm việc, về phong cách, trang phục, giao tiếp tại nơi làm việc, sử dụng đồ dùng nơi làm việc, và thời gian nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ thai sản đối với nhân viên nữ, nội

quy về an toàn và vệ sinh lao động, các điều khoản về quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên, đưa nhân viên đi vào nề nếp làm việc nhưng cũng không quá cứng nhắc.

Nhân viên khách sạn Hàng Hải, vào cuối năm mỗi người sẽ được một khoản tiền thưởng. Số tiền thưởng ít hay nhiều là phụ thuộc vào chức trách, nhiệm vụ, vị trí của nhân viên trong công ty.

Đối với những người làm trái với quy định của khách sạn sẽ phải chịu hình thức phạt, kỷ luật phụ thuộc vào tình huống sai phạm, mức độ sai phạm, mức độ thiệt hại, hậu quả từ hành vi của nhân viên đó. Nếu nhân viên là vi phạm lần đầu thì trước hết mới bị cảnh cáo, khiển trách và tăng dần mức kỷ luật đối với nhân viên ở mức nặng hơn như:

− Kỷ luật cảnh cáo trước toàn thể nhân viên, cắt một phần tiền thưởng vào cuối năm.

− Kỷ luật và luân chuyển vị trí làm việc với điều kiện làm việc và mức lương thấp hơn có thời hạn.

− Kỷ luật buộc thôi việc.

− Bồi thường và chịu trách nhiệm vật chất nếu gây thiệt hại vật chất cho khách sạn.

− Cảnh cáo, phạt trừ vào tiền lương nếu nhân viên nghỉ không có lý do nhiều lần trong tháng.

Trong việc thực hiện các nội quy và kỷ luật chung của khách sạn, ban giám đốc, trưởng các bộ phận là người đi đầu trong việc thực hiện và giám sát mọi hoạt động về chấp hành kỷ luật nội quy mà khách sạn đã quy định.

2.3.2.7. Đánh giá nhân viên bằng phiếu (xem phần phụ lục):

− Nội dung của phiếu tương đối đơn giản, dễ đánh giá, các mục đánh giá được chia một cách rõ ràng. Nội dung của phiếu chỉ đánh giá được những nội dung đơn giản của công việc, nó chưa phản ánh được hết sự nhiệt tình trong công việc, tinh thần học hỏi, sáng tạo trong công việc….

− Về phần thực hiện: phiếu đánh giá đầu tiên được phát cho nhân viên để họ tự đánh giá về mình, sau đó phiếu này sẽ được đưa cho lãnh đạo trực tiếp để đánh giá chung về nhân viên đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Hiệu quả của việc đánh giá bằng phiếu: nhìn vào phiếu đánh giá này người lãnh đạo có thể hiểu được những thông tin đơn giản nhất về việc thực hiện công việc của một nhân viên. Căn cứ vào kết quả của phiếu này cùng với sự bình bầu của tập thể để cuối năm đánh giá, được thưởng hoặc tăng lương. 2.3.2.8. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên:

Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hàng Hải có 2 cấp quản trị. Giám đốc là cấp quản trị thứ nhất - người chỉ đạo cao nhất, trực tiếp giao việc đến tất cả các bộ phận nghiệp vụ. Do phải trực tiếp quản lý tất cả các bộ phận, nên giám đốc có quá nhiều công việc, vì vậy khó có khả năng đi sâu sát, hiểu được khả năng, sở thích, tâm lý của nhân viên. Cấp quản trị thứ hai là trưởng các bộ phận. Mỗi trưởng bộ phận quản lý không quá nhiều người nên họ hiểu được khả năng, sở thích của nhân viên dưới quyền họ quản lý. Do vậy mối quan hệ giữa cấp quản trị thứ hai và nhân viên là rất tốt. Giám đốc thông qua các trưởng bộ phận để hiểu tâm lý của nhân viên. Có thể nói các trưởng bộ phận là người cố vấn, truyền đạt thông tin từ giám đốc đến nhân viên, cũng là người truyền thông tin ngược lại từ nhân viên trở về giám đốc, vì vậy các trưởng bộ phận là cầu nối rất quan trọng trong khách sạn Hàng Hải.

2.3.2.9. Kiểm tra:

Kiểm tra là việc giám sát xem các bộ phận có đảm bảo thực hiện các chính sách, các chương trình, kế hoạch của công ty đề ra hay không.

Khách sạn Hàng Hải áp dụng các phương pháp kiểm tra sau:

− Kiểm tra thông qua các kết quả kinh doanh của khách sạn.

− Kiểm tra đột xuất: lãnh đạo sẽ xuống bất chợt kiểm tra quá trình làm việc của nhân viên mà không báo trước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG KHÁCH SẠN (Trang 33 - 38)