lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại Tràng An
2.3.1. Định hướng chung cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Tràng An đến năm 2020
Nâng cao ngân sách Nhà nước cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Tràng An, đồng thời thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức, các đơn vị, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quảng bá.
Mở rộng thêm nhiều hình thức quảng bá du lịch và hoàn chỉnh hệ thống thông tin du lịch trong quá trình tuyên truyền quảng bá.
2.3.2. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường du lịch trọng điểm tại Tràng An
2.3.2.1. Nhóm giải pháp chung
Đây là những giải pháp chung nhằm phát triển du lịch Việt Nam nói chung, trong đó có Tràng An (Ninh Bình):
Tăng cường năng lực xúc tiến, quảng bá du lịch
Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tập trung chức năng xúc tiến, quảng bá du lịch cho Tổng cục du lịch.Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch cùng với việc xây dựng phương án ổn định lâu dài tổ chức bộ máy quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương tương xứng với vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn; chú trọng rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch và các văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Du lịch theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thu hút đầu tư phát triển du lịch , thu hút khách du lịch; cho sự tham gia tích cực của cộng đồng vào hoạt động du lịch; tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động du lịch với an ninh, quốc phòng, với bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch. Tăng cường nâng cao nhận thức xã hội, đặc biệt là nhận thức của đội ngũ quản lý về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế và trách nhiệm của từng thành viên trong xã hội đối với phát triển du lịch – một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hóa cao.
Nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch như một đối tác của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Chú trọng tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hạn chế đến mức thấp nhất những can thiệp mang tính hành chính vào hoạt động kinh doanh du lịch.
Thành lập các trung tâm xúc tiến quảng bá cho du lịch tại địa phương và khu du lịch trọng điểm.
Nhanh chóng thành lập và có cơ chế vận hành linh hoạt đối với văn phòng đại diện ở các thị trường trọng điểm.
Tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch, cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch quốc gia, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia để đạt được trình độ cạnh tranh khu vực. Đảm bảo đủ 8 – 10% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; thực thi năng động và hiệu quả các cơ chế, chính sách tài chính và các chính sách liên quan để tạo thuận lợi và thúc đẩy phát triển du lịch phù hợp với các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Bên cạnh đó cần huy động tối đa nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch. Phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, cá nhân có thể tham gia vào đầu tư du lịch. Kênh đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán sẽ thu hút luồng vốn đầu tư lớn vào ngành du lịch. Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chín sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho Vụ thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch), bổ sung nhiệm vụ quản lý rủi ro để có kế hoạch ứng phó kịp thời đảm bảo duy trì thị trường khách và quản lý việc xây dựng hình ảnh du lịch quốc gia.
Thực hiện triển khai nhiệm vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa
Triển khai thực hiện theo hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch từ trung ương đến địa phương, có trọng tâm trọng điểm và đảm bảo năng lực cạnh tranh quốc tế.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản phẩm, thị trường, hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu để có cơ sở thực hiện định hướng.
Tổng cục Du lịch hướng dẫn nghiệp vụ và cách thức triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá cho vùng và các địa phương.
Tổ chức nghiên cứu thị trường du lịch định kỳ theo phương pháp cố định để có được diễn biến thị trường thường xuyên làm cơ sở cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, phát triển sản phẩm du lịch.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường vững mạnh về các thị trường nguồn, về cạnh tranh, về mạng lưới đối tác trong và ngoài nước từ quản lý Nhà nước về du lịch và các ngành liên quan, các đơn vị tổ chức, hiệp hội, câu lạc bộ, doanh nghiệp liên quan cũng như mạng lưới đối tác cung ứng dịch vụ tổ chức quảng bá trong và ngoài nước.
Xã hội hóa hoạt động tuyên truyền , quảng bá du lịch. Huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tập thể và cá nhân, đóng góp của nhân dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào các hoạt động tuyên truyền, quảng bá.
Xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch, cơ chế tham gia và huy động vốn từ các đơn vị, doanh nghiệp tham gia hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch quốc gia.
Tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thông tuyên truyền và nâng cao nhận thức du lịch trong cộng đồng về phát triển du lịch. Tận dụng tối đa sức mạnh truyền thông, đặc biệt các hình thức mới và có khả năng mang lại hiệu quả như truyền thông qua các mạng xã hội.
Tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài nước, chú trọng liên kết các cơ quan truyền thông có uy tín trong và ngoài nước. Đẩy mạnh liên kết với các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước là thị trường nguồn trong việc quảng bá và tạo dựng hình ảnh du lịch Việt Nam. Việc tìm hiểu thông tin về tình hình, xu hướng phát triển du lịch trong khu vực cũng như trên thế giới cần được quan tâm triển khai. Đồng thời có kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp du
lịch trong việc phát động chiến dịch tuyên truyền quảng bá du lịch qua phát hành, trao đổi với phía bạn những tài liệu giới thiệu về du lịch hai bên, tham gia hội chợ, triển lãm… Tăng cường đăng cai tổ chức nhiều hơn nữa các sự kiện quốc tế có tầm cỡ, tổ chức roadshow, họp báo để nâng cao uy tín và vị thế của du lịch Việt Nam.
2.3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể
Tăng cường hỗ trợ tài chính và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá, thông qua chính sách tài khóa cho hoạt động này, đặc biệt đối với việc tạo dựng hình ảnh đất nước.
Cần chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu thị trường như một công cụ quan trọng trong dự báo, xây dựng chính sách phát triển du lịch, thúc đẩy công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam nói chung và Tràng An nói riêng.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch có tính chuyên nghiệp cao song song với việc chú trọng và tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, mang bản sắc Việt Nam nhằm nâng khả năng thu hút khách và tăng hiệu quả kinh doanh du lịch.
Tập trung phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trong nước và quốc tế để đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá hình ảnh, các giá trị của Tràng An trên các phương tiện thông tin đại chúng qua báo, đài, truyền hình…Trong thời gian tới nên tiếp tục tuyên truyền hình ảnh Tràng An trên CNN, Tạp chí Di sản Thế giới của UNESCO. Nỗ lực hoàn thiện việc nâng cấp trang thông tin điện tử du lịch với nội dung phong phú, đa dạng, bảo đảm cung cấp, cập nhật thường xuyên các thông tin về du lịch Tràng An. Hệ thống website của khu vực nên có sự liên kết chặt chẽ, đảm bảo thông tin đồng nhất và không bị sai lệch. Cần kiểm soát thông tin trên các ấn phẩm du lịch, đặc biệt là các loại tờ rơi, tập gấp của các đơn vị, doanh nghiệp đê thông tin được chính xác và tạo dựng được lòng tin trong du khách. Đặc biệt, trước khi xây dựng, sản xuất các sản phẩm thông tin, nội dung thông tin cần có sự tham gia góp ý của các chuyên gia cố vấn, những
thông tin quan trọng cần phải có sự thẩm duyệt của Hội đồng chuyên môn ngành.
Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch nhiều khi tập trung vào việc hướng tới khách du lịch mà chưa đi sâu vào việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về giá trị du lịch của Tràng An. Điều này khiến cho hiểu biết của người dân trong việc phát triển du lịch còn hạn hẹp, cùng với đó, họ chưa hiểu được giá trị du lịch nơi mình sinh sống, ý thức giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương còn chưa cao. Vậy nên trên những bước đường phát triển này, ngoài sự nỗ lực của các cấp chính quyền rất cần sự chung tay phối hợp, hỗ trợ tích cực từ phía các đơn vị kinh doanh, các cơ quan thông tấn báo chí và mỗi người dân Ninh Bình, để làm sao mỗi người Ninh Bình, mỗi du khách đến Ninh Bình sẽ là cầu nối trong việc xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của Ninh Bình đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước.
Ngành du lịch nên tổ chức nhiều cuộc thi sáng tạo biểu tượng và tiêu đề du lịch Tràng An, cùng như các cuộc thi tìm hiểu về điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng… từ đó nâng cao hiểu biết của người dân về du lịch địa phương, giúp họ dễ dàng tiếp cận với du lịch, và giữu gìn các giá trị du lịch tự nhiên. Đồng thời cũng là sự quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên và hình ảnh con người Tràng An cho du khách quốc tế.
Cần nâng cao năng lực của cán bộ làm du lịch vè công tác tuyên truyền quảng bá thông qua các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, đề cao tư duy sáng tạo, với việc áp dụng các hình thức mới, tiết kiệm kinh phí tuyên truyền quảng bá.
Tăng cường mối quan hệ liên ngành trong các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt là mối quan hệ với hàng không, ngoại giao, thương mại. Phối kết hợp chặt chẽ với các địa phương khác và giữa các doanh nghiệp trong tỉnh Ninh Bình để tôn tạo, nâng cấp các tuyến điểm du lịch,…