Kinh nghiệm về công tác tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của các nước trên thế giới,

Một phần của tài liệu Đề tài Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình). (Trang 26)

trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của các nước trên thế giới, trong khu vực, của Việt Nam, và thực trạng này ở Tràng An

2.2.1. Kinh nghiệm về công tác tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch của các nước trên thế giới, trong khu vực

2.2.1.1. Kinh nghiệm chung và thực tiễn tổ chức tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch của một số nước trên thế giới

 Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế, nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có những bước phát triển vượt bậc. Diện tích quốc đảo chỉ có 710 km2 nhưng có đến 5,2 triệu người đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người nước ngoài. Trong các thành công của Singapore thời gian qua phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch.

Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012). Bên canh những nỗ lực phát triển sản phẩm du lịch mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch, Singapore còn làm rất tốt công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh của đất nước mình.

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ở Singapore rất chú ý, Nhà nước tài trợ kinh phí rất lớn và cho thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu. Ngân sách xúc tiến xu lịch hàng năm đều tăng, điển hình là Chính phủ nước này đã chi 100 triệu USD cho giai đoạn 1996 – 2000 để phát động chiến dịch xây dựng Singapore thành thủ đô du lịch.

Hội chợ, Hội nghị du lịch quốc tế và các sự kiện trong nước như liên hoan nghệ thuật, Olympic, các sự kiện thể thao… là một trong những hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch hiệu quả nhất tại Singapore. Đây là một trong 10 nước

đứng đầu Châu á về việc tổ chức các sự kiện (hội thảo, hội nghị, triển lãm quốc tế...).

Đối với Việt Nam, hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Singapore luôn được đầu tư và đẩy mạnh. Điển hình là năm 2014, Tổng cục Du lịch Singapore (STB) tổ chức lễ cộng bố thương hiệu du lịch quốc gia mới “YourSingapore” tại Việt Nam. Đây là một hoạt động trong chương trình xúc tiến và thúc đẩy du lịch Singapore tại Việt Nam và ngược lại.Tiếp nối thương hiệu đã được dùng “Uniquely Singapore,” “YourSingapore” làm nổi bật thế mạnh về du lịch của Singapore: Là điểm đến đem lại các trải nghiệm đặc biệt do chính du khách tự quyết định cho mình, với thế mạnh là loại hình du lịch cá nhân. “Thương hiệu “YourSingapore” nhằm tạo sự khác biệt rõ nét giữa những giá trị của Singapore so với các cường quốc về du lịch khác, đảm bảo duy trì được tính tương thích và hấp dẫn đối với du khách hiện nay. Đây chính là cam kết của Singapore trong việc mang lại những trải nghiệm du lịch phong phú và lấy du khách làm trọng tâm. Nhân dịp này, Tổng cục Du lịch Singapore cũng hợp tác với Công ty cổ phần quảng cáo trực tuyến 24H phát động chiến dịch “Kết nối 24H trải nghiệm toàn cầu với YourSingapore," bao gồm nhiều phần thi tương tác khác nhau, với phần thưởng là những chuyến du lịch đến Singapore. Cuộc thi kéo dài tới tháng 1/2011. Năm 2009, Singapore đã đón 265.000 du khách Việt Nam, tăng 10,9% so với năm 2008. Năm tháng đầu năm 2010, cũng đã có hơn 113.000 du khách Việt Nam đến Singapore, tăng 28% so với cùng kỳ.

 Australia và chiến lược quảng bá du lịch thông minh nhất thế giới

Trước nay, truyền thông trong quảng bá du lịch chưa được chú trọng nhiều. Tuy nhiên thành công vang dội của chiến dịch mang tên "Công việc tốt nhất thế giới"của Queensland, Australia có lẽ là bài học đáng giá cho nhiều quốc gia để thay đổi tư duy sáng tạo. Trong thời gian vừa qua, thế giới dõi theo cuộc thi Công việc tốt nhất thế giới của ngành du lịch Queensland, Australia. Người thắng cuộc đã được quyết định, Ben Southall – một công dân Anh, 34 tuổi – giành được công việc trong mơ này. Bắt đầu từ ngày 1/7 tới anh sẽ làm công việc của mình. Đó là bơi lội, khám phá và thư giãn tại hòn đảo Hamilton, đương

nhiên không quên việc viết blog kể về việc khám phá đảo. Mức lương anh được hưởng sau 6 tháng sống như ông hoàng là 110.000 USD.

-Bỏ 1 triệu, thu được 150 triệu

Chiến dịch “Công việc tốt nhất thế giới” của ngành du lịch Queensland được thực hiện bởi CumminsNitro, một công ty quảng cáo ở Melbourne, Australia. Chiến dịch này vừa giành được vị trí cao nhất trong giải One Show lần thứ 34 ở New York - một trong những giải thưởng danh giá nhất của ngành công nghiệp quảng cáo toàn cầu.

Sự đột phá trong chiến dịch này là đã khai thác triệt để Internet và các phương tiện truyền thông, nhằm thu hút hơn 34.000 bài viết cho công việc chăm sóc dải san hô ngầm khổng lồ ở quần đảo Hamilton và hưởng lương 110.000 USD. Các quan chức trong ngành du lịch cho biết chi phí cho chiến dịch này chỉ khoảng trên 1 triệu USD, tuy nhiên hiệu quả quảng cáo toàn cầu của nó lại lên tới 150 triệu USD.

Matt Farrugia giám đốc điều hành CumminsNitro cho hay trang web của chiến dịch này được khởi động trong bối cảnh nạn thất nghiệp lan tràn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ tính riêng 2 ngày đầu phát động, trang web này đã thu hút được lượng người truy cập vượt xa cả mục tiêu ban đầu của nhà tổ chức và trong vòng 2 tháng đã có khoảng 7 triệu người truy cập. Cuộc thi này cũng đã nhận được 34.000 video dài 1 phút tham gia tranh tài đến từ 200 quốc gia.

-Chiến lược Internet hóa quảng bá du lịch thông minh

Schuman là nhân vật khá nổi tiếng trong giới blogger, người chuyên post ảnh thời trang “chộp” được từ khắp các con phố trên thế giới. Trang blog của anh thu hút được hơn 36 triệu bạn đọc mỗi năm. Tạp chí Time xếp hạng Scott Schuman trong danh sách 100 người có ảnh hưởng tới thiết kế, còn trên tạp chí the Observer anh nằm trong số 20 blogger quyền lực nhất thế giới.

Geoff Buckley giám đốc phụ trách ngành du lịch Australia cho hay chương trình này sẽ mở rộng việc tiếp thị hình ảnh Australia tới môi trường công nghệ Internet ngày càng phát triển lớn mạnh.

Chúng tôi nhận thấy ngày càng hiện xuất hiện các thủ lĩnh mới nhiều quyền lực, như các blogger, chính họ là người tạo ra sự chuyển dịch thông tin nhanh nhạy và có nền tảng người hâm mộ hùng hậu ở nhiều quốc gia”.

Những nhân vật có ảnh hướng này giúp chúng tôi tiếp cận với những sở thích khác kiểu du lịch truyền thống, đồng thời đem tới cho chúng tôi lượng khán giả đông đảo hơn. Điều này quả thực rất có giá trị trong giai đoạn khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các điểm du lịch”.

Không chỉ mời blogger Scott Schuman, ngành du lịch Australia còn mời cả những blog nổi tiếng khác trên thế giới như Julia Knole of Lesmads.de – một blogger về phong cách sống, thời trang, thiết kế, nhiếp ảnh nổi tiếng của Đức, trang blog của anh có hơn 210.000 lượt truy cập mỗi tháng; hay Yibo Fan – một trong những blogger phượt hàng đầu Trung Quốc.

Ông Buckley cũng nói rằng trước đó ngành du lịch Australia cũng đã sử dụng các mạng xã hội như Twitter, Bebo, MySpace và Facebook trong chiến dịch quảng bá du lịch trực tuyến. Kết quả là hơn 200.000 người trở thành "fan" trung thành của trang Facebook ngành du lịch Australia, và mỗi ngày có khoảng 1.000 người mới tham gia.

Buckley còn chia sẻ trang web này giúp những du khách đã từng tham quan Australia chia sẻ kinh nghiệm du lịch ở đây. “Tạo điều kiện để có những đối thoại cởi mở giữa những du khách về lý do tại sao Australia là một nơi thú vị để tới du lịch, có thể là một công cụ hiệu quả tới không ngờ, và chắc chắn nó sẽ góp phần lôi kéo du khách đến đất nước chúng tôi nhiều hơn trong tương lai”.

2.2.1.2. Bài học từ thực tiễn kinh nghiệm TTQB của các nước trên

Qua tổng kết kinh nghiệm về công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới có thể nhận thấy tuyên truyền quảng bá là hoạt động mà các nước luôn quan tâm đề cao. Về ngân sách cho hoạt động này thường rất lớn với phương pháp và hình thức truyền thống đa dạng như việc sử dụng truyền thông ti vi, báo, đài hay tham gia hội chợ, hội thảo…

Đối với tuyên ruyền quảng bá, cần phải có sự sáng tạo về phương pháp và hình thức, chính Singapore và Australia đã làm rất tốt điều này, không chỉ tiết kiệm được kinh phí cho tuyên truyền quảng bá, mà hiệu quả lại đặc biệt cao hơn so với các hình thức tuyên truyền quảng bá truyền thống. Tư duy sáng tạo, phương pháp đổi mới, biết tận dụng những cái sẵn có, đó là bài học kinh nghiệm đáng để Việt Nam học tập, bởi nguồn ngân sách và đầu tư cho tuyên truyền quảng bá còn rất hạn hẹp.

Về chất lượng thông tin, thông tin đến với khách du lịch có độ tin cậy cao, chính xác và tạo được lòng tin cho khách du lịch, bởi các nước này luôn phát triển sản phẩm của mình, tạo ra sự độc đáo và sức hấp dẫn thực sự cho khách du lịch. Như vậy, quảng bá hình ảnh là việc vô cùng quan trọng, tuy nhiên quảng bá sao cho đúng và chân thực về chất lượng sản phẩm mình có cũng là điều cần hướng tới.

2.2.2. Kinh nghiệm về công tác tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch của Việt Nam

2.2.2.1. Hệ thống chính sách, chủ trương văn bản pháp lý và bộ máy xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam

Cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch là Cục Xúc tiến Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch. Cục Xúc tiến Du lịch ra đời năm 2003 khi chưa phát huy được vai trò thì đến năm 2007 chuyển chức năng về Vụ Thị trường du lịch khi Tổng cục Du lịch chuyển sang thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đến nay, chức năng xúc tiến, quảng bá du lịch do Tổng cục Du lịch phối hợp với Cục Hợp tác Quốc tế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ hành, Hiệp hội Khách sạn ra đời cũng tham gia với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá du lịch. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông, Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam cũng thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan tới quản lý thông tin, tuyên truyền du lịch đa phương tiện; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào hoạt động du lịch,

đặc biệt là tuyên truyền quảng bá và hệ thống giao dịch, tiêu thụ du lịch trực tuyến.

Dưới đây là quy định của nhà nước về hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch nằm trong các điều 79, 80, 81, 82 và một số điều khoản khác:

-Điều 79: Nội dung xúc tiến du lịch

Nhà nước tổ chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;

2. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;

3. Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch;

4. Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.

-Điều 80:Chính sách xúc tiến du lịch

1. Nhà nước quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

2. Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chuyên gia, phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài tham gia vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người, du lịch Việt Nam.

4. Nhà nước khuyến khích và có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư trong xã hội.

-Điều 81: Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trìnhxúc tiến du lịch quốc gia; chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thiết lập các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài tại các thị trường du lịch trọng điểm để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch theo quy định của Chính phủ.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thành lập cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia và tổ chức thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế.

4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch của địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch tại địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch.

-Điều 82: Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch

Các doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Chi phí hoạt động xúc tiến quảng bá của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.

-Theo khoản 2, điều 8, Luật Du lịch quy định: “Hiệp hội du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về du lịch. Theo khoản 2, điều 6 về Chính sách phát triển du lịch, Luật Du lịch có quy định: Nhà nướccó chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến du lịch, trong đó có hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch. Khoản 1, điều 50, Luật Du lịch có quy định các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quyền và nghĩa vụ xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du

Một phần của tài liệu Đề tài Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cho thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm tại khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình). (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w