Khái niệm lợi nhuận

Một phần của tài liệu Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp (Trang 35 - 36)

Lợi nhuận (П) là phần lãi bằng tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi đã bù đắp chi phí sản xuất. Nó được tính bằng: П(Q) = TR(Q) – TC(Q)

(Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí sản xuất) Lợi nhuận thường được hạch toán trong ngắn hạn. Tại sao phải nghiên cứu lợi nhuận và tại sao phải tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp? Thực tế, việc quan tâm đến lợi nhuận là điểm cốt yếu nhất của bất kỳ

doanh nghiệp nào. Khi kinh doanh, mục tiêu chính là sinh lợi, tức là sau một chu trình kinh doanh, phải thu về một khoản tiền gia tăng hơn trước đó, khoản tiền đó chính là lợi nhuận.

Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận, tức là tăng trưởng tốt. Khi đó doanh nghiệp và bản thân chủ doanh nghiệp có thêm tiền cho các hoạt động khác của mình. Nếu kinh doanh không đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, thì về bản chất, con người sẽ không có nhu cầu kinh doanh, vì không mang lại bất kỳ lợi ích nào.

Như vậy có thể nói rằng, có lợi nhuận là điều hết sức cần thiết và tối đa hóa được lợi nhuận lại càng cần thiết hơn. Tại sao lại như vậy?

Doanh nghiệp thường có hai loại hình doanh nghiệp lớn và nhỏ. Thông thường các doanh nghiệp nhỏ do chủ sở hữu quản lý, nên tối đa hóa lợi nhuận sẽ là chiến lược xuyên suốt mọi quyết định của họ. Đối với các công ty lớn, do người quản lý khác với chủ sở hữu, cho nên chủ sở hữu không thể kiểm soát được các quyết định của người quản lý. Chủ sở hữu lớn khi đó quan tâm tới tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn và tối đa hóa doanh thu hơn để hài lòng các cổ đông.

Tuy nhiên, các nhà quản lý lại thường chú trọng tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn bởi điều đó có lợi cho họ để nhận tiền thưởng. Nếu các nhà quản lý không tối đa hóa được lợi nhuận họ sẽ bị chủ sở hữu thay nhà quản lý khác. Rõ ràng các vấn đề lợi ích đều liên quan chặt chẽ tới tối đa hóa lợi nhuận, cả đối với chủ sở hữu cũng như nhà quản lý.

Thực tế cũng chứng minh rằng nếu doanh nghiệp không tối đa hóa lợi nhuận thì không thể tồn tại được. Trong các môi trường cạnh tranh khốc liệt, việc tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn đều là cần thiết, là mục tiêu đầu tiên và then chốt nhất. Đặc biệt do các hãng luôn muốn hoạt động dài hạn nên tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn là điều cần thiết. Phần tiếp theo sẽ trình bày về nguyên tắc cơ bản để tối đa hóa lợi nhuận. Bài tiếp theo chúng ta sẽ phân tích các điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn của các loại công ty khác nhau.

Nhưng quan điểm thống nhất chung là các doanh nghiệp đều hướng hành vi của mình tới tối đa hóa lợi nhuận trong khả năng có thể.

Một phần của tài liệu Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)