Lợi thế kinh tế của liên kết, đa dạng hoá sản xuất

Một phần của tài liệu Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp (Trang 31 - 33)

Ta biết là hiện nay gần như không có một chủ thể kinh doanh nào lại chỉ sản xuất có một loại sản phẩm duy nhất. Ví dụ: Bác sĩ vừa chữa bệnh lại vừa bán thuốc; nông dân vừa trồng lúa lại vừa nuôi bò; Tổng công ty bưu chính viễn thông thì vừa đưa thư lại cả kinh doanh điện thoại, v.v… Vì sao họ lại sản xuất từ 2 sản phẩm trở lên? Lợi thế ở đây là gì?

Để nghiên cứu phần này ta xét đường cong thay đổi sản phẩm trong đồ thị 4.11. Giả sử doanh nghiệp có thể sản xuất cả hai sản phẩm máy cầy (tractors) và xe hơi (cars).

Đa dạng hoá sản xuất

Doanh nghiệp phải lựa chọn sản xuất bao nhiêu máy cày và bao nhiêu xe hơi? Đường O1 và O2 là đường cong biến đổi sản phẩm. Nó mô tả những cách kết hợp hai loại đầu ra khác nhau mà hãng có thể sản xuất khi sử dụng cùng một lượng đầu vào của sản xuất. Các đường này có dạng lồi là do có hiệu suất của tiết kiệm đầu vào.

Hình 4.11. Đường thay đổi sản phẩm

Đường thay đổi sản phẩm mô tả các sự kết hợp khác nhau giữa hai đầu ra được sản xuất với một lượng đầu vào cố định. Đường cong thay đổi sản phẩm O1 và O2 có dạng lồi bởi vì có hiệu suất do kết hợp sử dụng được đầu vào

trong sản xuất.

Đường cong thay đổi sản phẩm có độ dốc âm vì khi tăng thêm đầu ra này, thì phải bớt sản xuất một loại đầu ra khác.

Ví dụ: Nếu hãng muốn tăng sản xuất thêm xe hơi thì phải giảm sản xuất máy cày. Khi tăng hoặc giảm đầu vào, đường cong sẽ dịch chuyển ra ngoài hoặc vào trong. Nếu đường O1 là đường thẳng thì liên kết sản xuất sẽ không thu lợi nào cả vì cả hai nhà máy mỗi nhà máy sản xuất một loại

đầu ra sẽ cùng sản xuất một lượng đầu ra với cùng mức đầu vào như nhau. Nếu đường cong mà lõm vào thì liên kết sản xuất sẽ có hại.

Ví dụ: Khi sản xuất thức ăn lại sản xuất luôn thuốc trừ sâu; hay kinh doanh phần mền máy tính mà lại kiêm luôn sản xuất lúa, v.v…

CHÚ Ý

Không có mối liên kết trực tiếp giữa hiệu suất liên kết, đa dạng hoá sản xuất với hiệu suất kinh tế theo qui mô. Có thể hai sản phẩm có lợi ích kinh tế khi kết hợp sản xuất, nhưng lại đang được sản xuất trong điều kiện hiệu suất quy mô giảm dần và ngược lại.

Doanh thu

Nhìn chung, đường cong kết hợp sản phẩm thường lồi thì liên kết sản xuất có lợi hơn vì cho phép một hãng sản xuất cả hai loại đầu ra cùng một lượng đầu vào nhất định vì nhiều đầu vào cùng sử dụng với cùng chi phí mà vẫn tạo ra cả hai hay nhiều đầu ra hơn là tách biệt các hãng sản xuất các loại đầu ra riêng biệt. Ví dụ: Kết hợp sản xuất thu lợi từ các phí chi cho bộ máy quản lý, văn phòng, nhân viên giao dịch chỉ cần một bộ phận, v.v… Như vậy hiệu suất của liên kết xuất hiện khi đầu ra được đa dạng hoá.

Khi liên kết sản xuất, chi phí sản xuất tiết kiệm tính như sau: Tiết kiệm chi phí sản xuất: CS = C(Q1) + C(Q2) – C(Q1,Q2)

Và hiệu quả liên kết tính bằng: EE = (C(Q1) + C(Q2) – C(Q1,Q2))/C(Q1,Q2))

Trong đó C(Q1), C(Q2) là chi phí sản xuất ra lượng đầu ra Q1, Q2 riêng biệt và C(Q1,Q2) là chi phí liên kết sản xuất cả Q1 và Q2.

Nếu có hiệu suất liên kết thì CS>0 và EE càng cao thì liên kết càng tốt. Ngược lại không có lợi thì CS<0. Khi đó càng liên kết sẽ càng gây tổn thất kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài 4: Lý thuyết chung về doanh nghiệp (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)