2. Một số biện pháp chủ yếu 1 Đối với Công ty:
2.2 Đối với Chính Phủ 1 Giải pháp vi mô
2.2.1 Giải pháp vi mô
Nước ta hiện nay rất thiếu các trung tâm tư vấn về xuất nhập khẩu trong việc cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả của từng loại hàng, nguồn nhập... lượng thông tin, thời gian cũng như chất lượng thông tin không đầy đủ đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu.
Trong thời gian tới, Nhà nước ngoài việc đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin để cung cấp thông tin cho các quyết định kinh tế phải hình thành hệ thống các đơn vị tư vấn kỹ thuật và nghiệp vụ về ngoại thương trong cả nước. Thông qua đó có thể tận dụng mọi năng lực của các chuyên gia giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn thông tin và trình độ để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả lớn. Đồng thời Nhà nước cần hình thành thêm các nguồn cung cấp thông tin chuyên ngành, giới thiệu thị trường, hàng hoá, giá cả thị trường thế giới... một cách thường xuyên hơn đảm bảo đáp ứng được yêu cầi về thông tin cho nền kinh tế cũng như các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua Hội thảo khoa học, Hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường, bám sát và tiếp cận được tiến bộ của thế giới trong sản xuất kinh doanh, chủ động tìm bạn hành, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu thị trường
Trước khi ra quyết định nhập khẩu ô tô, linh kiện phụ tùng sản xuất ô tô từ một nước, một bước quan trọng không thể bỏ qua là phải nghiên cứu kỹ thị trường và đánh giá nghiêm túc thực lực của doanh nghiệp và tiềm lực tài chính. Việc lựa chọn đúng hình thức nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí,
giảm giá thành sản xuất từ đó giảm giá bán trên thị trường.
Hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở giảm chi phí về thời gian và tiền cho các doanh nghiệp, cụ thể gồm các giải pháp sau:
Thứ nhất, thành lập Quỹ xúc tiến thương mại do Nhà nước và doanh nghiệp cùng đóng góp. Quỹ này lập tài khoản riêng không nằm trong ngân sách của Bộ Tài chính, chuyên dùng cho mục đích xúc tiến thương mại
Thứ hai, để thúc đẩy nhập khẩu, ngoài các biện pháp và chính sách chung, đối với các thị trường cần lập hệ thống các trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn tạo cầu nối và giảm chi phí giao dịch cho các công ty Việt Nam. Các trung tâm này có thể do Nhà nước ta bảo trợ hoặc kết hợp với các Công ty ở nước bạn và Việt kiều, hoặc kết hợp giữa một số doanh nghiệp mạnh trong nước sang mở các phòng trưng bày, giao dịch giới thiệu và ký hợp đồng.
Thứ ba, về vai trò của Đại diện Thương mại ở nước ngoài, họ là phương tiện quan trọng tạo điều kiện cho các cơ sở xuất khẩu tiếp cận với những thông tin
thương mại. Việt Nam cần tập trung tìm cách tăng cường hệ thống đó.