Dốc Vân – Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội
Mẫu số S37-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Từ ngày 01/03/2013 đến ngày 31/03/2013
Ngày 31 tháng 03 năm 2013
Người lập
Đã ký
Kế toán trưởng
Đã ký
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG ĐIỆN TỬ VINACAP 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội khẳng định mình hơn. Song song cùng với cơ hội đó cũng là các thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp đó là thị trường có sự cạnh tranh cao do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cũng cần phải có sự cố gắng hoàn thiện doanh nghiệp hơn thì mới có thể tồn tại được. Công ty cổ phần viễn thông điện tử Vinacap cũng đã có nhiều cố gắng trong việc sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, tìm tòi những giải pháp kinh doanh mới. Thực tế cho thấy gần đây, trong khi tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều bất ổn, rất nhiều doanh nghiệp đã không thể tồn tại nổi nhưng Công ty cổ phần viễn thông điện tử Vinacap vẫn phát triển rất tốt, doanh thu vẫn tăng trưởng rất đều. Có được những kết quả đó là nhờ sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác quản lí nói chung và sự đóng góp của công tác kế toán nói riêng để đáp ứng được mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Công tác kế toán tại doanh nghiệp đã đạt được một số ưu điểm sau:
• Về tổ chức công tác kế toán
Công ty thường xuyên cập nhật chế độ kế toán mới nhất, từ đó tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty luôn phản ánh kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vì thế luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho các quyết định của ban quản trị cũng như của các đối tượng quan tâm khác.
• Về tổ chức chứng từ kế toán: hệ thống chứng từ được sử dụng theo mẫu quy định của Bộ tài chính, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Quy trình quản lý chặt chẽ, hệ thống luân chuyển chứng từ hợp lý, đồng bộ. Nhờ sự quản lý chặt chẽ này mà công ty làm rõ được trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận liên quan trong khâu luân chuyển chứng từ.
• Về hệ thống tài khoản kế toán: công ty vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh nên đảm bảo cho bộ máy kế toán thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
• Về hệ thống sổ sách kế toán: Sổ sách được phản ánh, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống sổ sách được lưu trữ rất khoa học thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung đơn giản dễ ghi chép thuận lợi, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
• Hệ thống báo cáo kế toán: công ty lập báo cáo theo đúng quy định của Nhà nước, hàng năm công ty có công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán, các báo cáo được phục vụ công khai cho các đối tượng cần quan tâm. Ngoài ra, công ty còn lập báo cáo quản trị để phục vụ cho công tác quản lý của công ty. Các báo cáo tài chính của công ty được gửi tới các cơ quan liên quan kịp thời, đúng theo quy định của Nhà nước.
• Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời, cung cấp thông tin một cách đầy đủ nhất, chính xác nhất cho các đối tượng sử dụng. Doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng mã sản phẩm ở mỗi phân xưởng sản xuất trong từng tháng một cách rõ rang và đơn giản, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lí của doanh nghiệp.
- Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho và kỳ tính giá thành theo tháng nên có thể cung cấp thông tin một cách kịp thời cho các nhà quản lí doanh nghiệp. Từ đó giúp cho việc phân tích thông tin được nhanh chóng, xác định chính xác các nguyên nhân làm biến động giá thành.
- Công tác lập kế hoạch giá thành sản phẩm được tiến hành một cách đầy đủ, kịp thời; tạo điều kiện thuận lợi làm cơ sở để đánh giá công tác phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện hạ giá bán, đảm bảo cho hàng hóa luôn được tiêu thụ ngay tránh tồn kho nhiều.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì ẫn còn một số tồn tại mà doanh nghiệp có thể cải tiến và hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lí của doanh nghiệp:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế…nhưng công ty chỉ mở TK 621 dùng chung, trong khi nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng rất lớn. Việc này gây khó khăn trong công tác quản lí cũng như việc nhận biết chi phí nguyên vật liệu.
- Trong việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thì kế toán chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
Doanh nghiệp nên mở thêm các TK cấp 2 cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để thuận tiện hơn trong công tác quản lí cung như trong việc nhận biết chi phí. Doanh nghiệp nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất tạo tâm lí thoải mái cho người lao động.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG ĐIỆN TỬ VINACAP
3.2.1 Tài khoản và phương pháp kế toán, điều kiện thực hiện
Để có thể theo dõi và quản lí các khoản mục chi phí một cách chặt chẽ, chi tiết và chính xác theo từng yếu tố chi phí, doanh nghiệp nên mở chi tiết TK 621 thành các TK cấp 2 như sau:
- TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu chính - TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu phụ - TK 6213: Chi phí phụ tăng thay thế
Từ đó kế toán hạch toán chi tiết các chi phí về nguyên vật liệu vào các TK cấp 2 để tiện cho công việc theo dõi cũng như tính chính xác trong việc xác định các chi phí.
3.2.2. Sổ kế toán chi tiết, điều kiện thực hiện
Đối với các tài khoản 621 – “Chi phí NVL TT”, TK 622 – “Chi phí NCTT”, TK 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” nên được mở chi tiết cho từng
loại sản phẩm ở từng phân xưởng. Điều này là rất cần thiết. Tuy nhiên, tại doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán MISA, mỗi loại sản phẩm được quy định một mã số nhất định, khi có chi phí phát sinh, căn cứ vào các chứng từ có liên quan kế toán nhập số liệu vào máy theo mã của từng sản phẩm và máy sẽ tự động kết chuyển. Việc theo dõi này sẽ gây khó khan cho kế toán giá thành khi tính giá thành của từng loại sản phẩm đối với người cần thông tin chi tiết về tình hình chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm lại gặp khó khăn.
Sổ chi tiết tài khoản của doanh nghiệp hiện nay mang tính chất tổng hợp tài khoản và nếu muốn có số liệu chi tiết của từng loại sản phẩm phải lấy từ sổ chi tiết các tài khoản chi phí nên gây chậm trễ cho người cần thông tin.
KẾT LUẬN