của các cửa hàng và siêu thị bán rau an toàn ở Hà Nội
2.4.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp
Nhu cầu an toàn rau của thủ đô:
Theo dự báo về dân số của Hà Nội, tốc độ tăng dan số bình quân hàng năm của thành phố giai đoạn 2001-2002 là 1,81%. Do quá trình đô thị hoá và phát triển du lịch nên tốc độ tăng dân số cơ học ở khu vực thành thị từ nay đến năm 2020 sẽ tăng lên, còn ở khu vực nông thôn giảm xuống. Đến năm 2010 dân số thành phố là 3,2 triệu người(dân số nội thành 2 triệu người), năm 2020 là 3,9 triệu người (dân số nội thành là 2,5 triệu người).
Cầu về rau an toàn của người dân tiêu dùng không ngừng tăng lên. Theo đánh giá, đến năm 2005, nhu cầu chung bình sẽ đạt trên 70kg/người/năm và năm 2010 sẽ là 100kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu đến năm 2010 của khu vực nội thành Hà Nội đạt 186nghìn tấn rau/ năm; dùa vào định hướng phát triển nông nghiệp đã được xác định trong nghị quyết 15 của hội nghị trung ương Đảng: phát triển nông nghiệp và kinh tế theo một chính sách nông nghiệp đô thị sinh thái. Cải thiện từng bước chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhất là sản phẩm về sinh an toàn thực phẩm...
- Sản xuất phải đáp ứng được nhu cầu an toàn rau cho người tiêu dùng cũng như nhu cầu chế biến, xuất khẩu của thành phố, đưa dần sản xuất và tiêu thụ rau an toàn vào thay thế rau thường, tiến tới việc xã hội hóa việc thực hiện quy trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn, nhằm đảm bảo 100% sản phẩm rau xanh đạt tiêu chuẩn là rau toàn cung cấp cho mọi người dân trên địa bàn thành phố.
- Không ngừng nâng cao chất lượng rau an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng lên của nhân dân, đồng thời chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm rau an toàn trong mọi giai đoạn, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập.
- Phướng hướng phát triển nông nghiệp đã được xác định trong nghị quyết số 15 của Bộ chính trị trong Đại hội Đảng lần thứ 3: “phát triển nông nghiệp và kinh tế theo chính sách nông nghiệp đô thị đảm bảo môi trường sinh thái, cải tiến chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thiết lập một vành đai cây xanh, rau an toàn để phục vụ đời sống đồng thời bảo vệ môi trường”. Dùa trên những phương hướng phát triển này, chương trình sản xuất rau an toàn nhằm những mục tiêu sau:
Tăng diện tích trồng rau an toàn để đạt 2000ha vào năm 2005( năng suất trung bình 17tấn/ha) với tổng năng suất đạt 100 nghìn tấn.
Đảm bảo 100% chất lượng rau bán trong các cửa hàng và siêu thị (sau khi đã loại bỏ gốc và lá héo), đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Theo chúng tôi, phát triển bán rau trong các cửa hàng và siêu thị là hướng đi phù hợp với sự phát triển của các thành phố lớn trong khuôn khổ của chương trình “thành phố hiện đại, sạch và đẹp” và phải đáp ứng nhu cầu gia tăng của người tiêu dùng.
Triển vọng của các cửa hàng và siêu thị: qua khảo sát nguyện vọng của các cửa hàng và siêu thị đều mong muốn phát triển theo 3 hướng: Tăng số lượng cửa hàng và siêu thị.
Tìm kiếm những người cung ứng mới, người sản xuất. Bán các chủng loại rau mới, hấp dẫn.
2.4.2. Các giải pháp chủ yếu
2.4.2.1. Quy hoạch các cửa hàng và siêu thị tại các quận của thành phố
Cần phải quan tâm đặc biệt đến việc mởi rộng và xây dựng thêm các siêu thị tại các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hồ Tây nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay về các điểm bán hàng kiểu này, bên cạnh đó cải thiện việc bán hàng tại các chợ truyền thống vì nó đáp ứng được nhu cầu lớn của khách hàng đó là mua gần nhà. Ngòai ra cần khuyến khích việc thành lập và tổ chức hiệp hội người sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân chuyên về thu gom và chế biến để đa dạng hoá và cải thiện chất lượng hàng hoá. Thành công của các điểm này giúp sản xuất phát triển theo quy mô lớn hơn, giúp người sản xuất gặp gỡ người phân phối dễ dàng hơn( hiệp hội người sản xuất có thể tạo ra một chức năng chuyên về thu gom cho hiệp hội của mình), điểm mấu chốt để đạt được thành công là đảm bảo tam giác kinh tế giữa người sản xuất-người phân phối-người tiêu dùng.
Mở thêm các quầy hàng lưu động hợp lí để đưa rau an toàn đến tận tay người tiêu dùng.
Để tăng tính hấp dẫn và bảo vệ chất lượng sản phẩm, nhất là đối với rau an toàn, nhiều nước trên thế giới đã đặc biệt quan tâm đến bao gói, mẫu mã sản phẩm. Rau an toàn ngay sau khi thu hoạch đã được sơ chế, đảm bảo Ýt tạp chất, không dập nát, và được bảo quản theo quy trình nghiêm ngặt từ nơi sản xuất đến nơi bán hàng. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng không những bao bì đẹp mà chất lượng sản phẩm còn tươi ngon.
Rau bán trên thị trường Hà Nội Ýt được quan tâm đến vấn đề này, rau xếp theo mớ... tỉ lệ hao hụt dập nát cao. Tuy nhiên những cửa hàng , siêu thị đã làm khá tốt về mẫu mã, bao gói rất đẹp. Do đó ngành nông nghiệp, ngành thương mại của Hà Nội cần quan tâm hướng dẫn, bồi dưỡng kĩ năng sơ chế bảo quản, đóng gói cho người sản xuất và người thu gom.
Tóm lại , về quy cách mẫu mã, bao bì các sản phẩm nói chung và sản phẩm rau an toàn nói riêng còn bị xem nhẹ. Để tiến lên sản xuất lớn và để sản phẩm rau an toàn có thể cạnh tranh trên thị trường, chúng ta cần có những quy trình cụ thể về quy cách mẫu mã và bao bì của các sản phẩm rau an toàn, nhất là sản phẩm chế biến.
2.4.2.3. Đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên cửa hàng, siêu thị
Cần thiết phải đào tạo các khối kiến thức sau:
Chính sách sản phẩm, thị trường và giá cả bán hàng, nâng cao năng lực Marketing.
Kế hoạch Marketing, quảng cáo về rau an toàn, thông tin rộng rãi về điểm bán, đặc điểm của rau an toàn và nguồn gốc xuất xứ.
Đa dạng hoá sản phẩm, chủng loại rau và đóng gói để nguyên hoặc kết hợp với các loại rau khác theo các chế biến món ăn. Các sản phẩm này phải đảo bảo về mặt chất lượng và vệ sinh.
Giá cả hợp lí để có thể bán với khối lượng lớn, đảm bảo thu nhập ổn đinh cho người buôn bán.
Tìm cách để cho việc mua hàng thuận tiện hơn, giúp ngắn thời gian làm thủ tục thanh toán cải thiện dịch vụ để tạo lòng tin và tăng lượng khách hàng.
Đào tạo nhân viên bán hàng để cung cấp cho khách hàng những thông tin về nguồn gốc và điều kiện sản xuất rau, quy trình kĩ thuật và phương pháp sơ chế.
Tổ chức khuyến mại, giảm giá, tặng quà, chi phí cho quà là không đáng kể nhưng sẽ đáp ứng nhu cầu làm hài lòng khách hàng.
Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giáo dục về an toàn thực phẩm trong chương trình giảng dạy chung của nhà trường, phổ biến thông tin rộng rãi qua các chương trình giáo dục về an toàn thực phẩm, thông tin về chất lượng đặc biệt là rau an toàn, phương pháp sản xuất rau và những rủi ro về sức khoẻ đối với người tiêu dùng khi ăn rau.
Nghiên cứu sâu theo quan điểm người tiêu dùng để biết được trong điều kiện nh thế nào họ sẽ chấp nhận mua rau trong các cửa hàng và siêu thị bán rau an toàn.
2.4.2.4. Quản lí chất lượng rau trong sản xuất kinh doanh
Hiện tại chất lượng rau an toàn thực phẩm đang được mỗi cấp ngành và người tiêu dùng quan tâm. Vì vậy để đảm bảo chất lượng rau, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, cần quản lí tốt chất lượng rau trong sản xuất kinh doanh. Để thực hiện giải pháp này cần phân công trách nhiệm rõ ràng cho các sở , ban, ngành. Cụ thể là:
Sở khoa học công nghệ và môi trường, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và sở thương mại phối hợp tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ chuẩn mực cho các khu đất và vùng sản xuất rau an toàn, cho các đơn vị sản xuất.
Thành phè giao cho sở y tế là cơ quan kiểm tra chất lượng rau. Tổ chức kiểm tra chất lượng ở tất cả các khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối là rất cần thiết để có một cơ sở vững chắc đánh giá các rủi ro và tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Kiểm tra theo quy trình sản xuất tiêu chuẩn kĩ thuật rau an toàn mà nhà nước đã công nhận.
Cần phải xây dựng một chính sách cụ thể nhằm xử phạt đối với những người vi phạm quy chế và khuyến khicch những người áp dụng tốt các quy chế này trong sản xuất vận chuyển và phân phối sản phẩm.
2.4.2.5. Phát triển mối quan hệ giữa người sản xuất và người bán hàng
Hoạt động thương mại sản phẩm giữa các cửa hàng và siêu thị ở Việt Nam bắt đầu cách đây không lâu (cách đây từ 3-5 năm) nên nhà nước chưa xây dựng những chính sách rõ ràng mà chỉ có cam kết giữa các bên, giữa 2 tổ chức (cửa hàng/siêu thị và HTX sản xuất rau an toàn hoặc giữa cửa hàng và siêu thị với người bán buôn).
Hiện nay, cam kết giữa cửa hàng/ siêu thị và người cung ứng tồn tại dưới dạng 2 kiểu hợp đồng: hợp đồng miệng và hợp đồng văn bản. Trong trường hợp này, người sản xuất rau muốn có một thị trường tiêu thụ ổn định có thể liên hệ trực tiếp với những đơn vị cung ứng sản phẩm về những lùa chọn của họ, sự thống nhất giữa họ được ghi trong hợp đồng.
2.4.2.6. Chính sách Vĩ mô
Chính sách thị trường
Trong những năm trước mắt do quy mô sản xuất và năng lực sản xuất của các cơ sở kinh doanh còn nhỏ vì vậy chính sách thị trường cần hướng tới một số chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như : Trợ cấp sản xuất (vật tư phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh...), miễn giảm thuế xuất khẩu
rau an toàn, thuế sử dụng đất nông nghiệp , mặt bằng kinh doanh rau an toàn, hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ kinh doanh , tuyên truyền động viên khen thưởng các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn giỏi, nghiêm túc xử lí các trường hợp vi phạm các quy định về sản xuất lưu thông tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chính sách về tiêu thụ chất lượng sản phẩm
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lĩ nhà nước trong việc triển khai xây dựng và thực hiện các chính sách và biện pháp về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Để nâng cao trách nhiệm phải có sự phân định chức năng quản lí rõ ràng giữa các Sở , ban , ngành không để chồng chéo chức năng. Sự phân phối giữa các cơ quan, đơn vị, phải có cơ chế phối hợp (nhiệm vụ rõ ràng, trách nhiệm đến đâu) tránh tình trạng tình trạng tất cả mọi người cùng chịu để rồi không ai phải chịu trách nhiệm.
Chính sách tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế
Hiện nay tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đã có nhiều thành phần kinh tế , nhiều hình thức tổ chức sản xuất tham gia như doanh nghiệp nhà nước, CTTNHH, HTX và hộ sản xuất kinh doanh. Sự đa dạng hoá các hình thức tổ chức kinh doanh đã góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Tuy nhiên sự phát triển và hình thức tổ chức trên chưa tương xứng với vai trò vị trí của chúng, vì vậy phải có chính sách thúc đẩy các hình thức trên phát triển.
Chính sách tài chính tín dụng
Để nâng cao quy mô sản xuất, cơ cấu chủng loại sản phẩm, đảm bảo cung cấp sản phẩm rau an toàn đều đặn cho người tiêu dùng nhà nước và thành phố
Hà Nội cần ưu tiên cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất rau an toàn. Trong đầu tư xây dựng cơ bản cần đảm bảo tính đồng bộ như giao thông, điện, nước, nhà sơ chế làm sạch, hệ thống phun, nhà lưới, phương tiện vận chuyển...
Nghiên cứu giảm thuế, sử dụng đất, tiến tới bỏ thuế sử dụng đất trồng rau an toàn để khuyến khích các hộ nông dân, các vùng chưa sản xuất rau an toàn chuyển sang trồng rau an toàn .
Có chính sách ưu đãi tín dụng đối với các cơ sở sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, trên cơ sở tăng lượng vốn vay, thời gian vay và ưu đãi về lãi xuất nhằm khuyến khích các hộ nông dân đầu tư thâm canh và giảm chi phí sản xuất.
Chính sách giá
Chính sách hỗ trợ đầu tư...
KẾT LUẬN
Sản phẩm và tiêu thụ rau an toàn là xu hướng phát triển tất yếu. Hà Nội là trung tâm chính trị , kinh tế , văn hoá của cả nước, do vậy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là yêu cầu cấp thiết đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân thành phố và xuất khẩu đồng thời nơi đây cũng là địa bàn hội tụ đầy đủ các điều kiện thuật lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn , đảm bảo sản phẩm rau an toàn có đủ sức mạnh cạnh tranh.
Hiện nay sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội chưa nhiều, chất lượng rau an toàn chưa có cơ sở để đảm bảo, nhiều người tiêu
dùng chưa thật sự tin tưởng vào rau an toàn . Bên cạnh đó còn tồn tại một vong luẩn quẩn giữa người sản xuất , cung ứng và các cửa hàng, siêu thị liên quan đến chất lượng và giá cả của khách hàng, chất lượng sản phẩm không được biết đến hoặc không được đảm bảo nên có Ýt khách mua hàng dẫn tới giá thành cao.
Tóm lại, thành phố cần tiếp tục đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường nông sản, thị trường rau an toàn bởi vì Hà Nội là thị trường tiêu thụ rau lớn, mặt khác rau xuất khẩu của nước ta chưa có khả năng cạnh tranh cao. Do đó việc nghiên cứu thị trường rau an toàn Hà Nội không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau của Hà Nội mà còn góp phần phát triển ngành rau của cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Trần Chi(2001), Giống hoa quả, Trung tâm giống rau- quả Hà Nội tạo nhiều giống mới, Báo Hà Nội mới ngày 27/06/2001
2. Chu Văn Cấp, Trần Bình Trọng(2002), giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lê Nin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Phạm Ngọc Côn(1996), đổi mới các chính sách kinh tế , NXB nông nghiệp thành phố HCM
4. Nguyễn Lân Hùng(1997), nông dân cần khoa học kĩ thuật, báo nhân dân, số 15404, ngày 29/08/1997
5. Mai Hữu(2001), tìm đầu ra cho rau, hoa quả, báo Hà Nội mới, ngày 03/01/2001
6. Mai Loan( 2001), những bước tiến mới của ngành rau quả, báo Hà Nội mới, ngày 22/02/2001
7. Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Lương Thanh, Võ Văn Thuý(1999), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn tình hình thành trường hàng hoá giao sau của Việt Nam, Viện nghiên cứu thương mại, bộ thương mại, Việt Nam .
8. Đỗ Quyên(2001) , Để Hà Nội có vùng rau quả quanh năm, tin tức, thông tấn xã Việt Nam, ngày 12/06/2001
9. Sở thương mại (2000), nghiên cứu và đề xuất hệ thống tổ chức từ sản xuất đến tiêu dùng trung tâm rau sạch Hà Nội
10. Nguyễn Bá Sướng(2001) , xây dựng dự án trồng rau sạch cung ứng cho thủ đô, báo Hà Nội mới, ngày 29/03/2001
11. Lê Thô (1993), Định giá và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, NXB thống kê Hà Nội
12. Bảo Chung (2001), sản xuất và tiêu thụ rau quả cần những