Tình trạng cây cổ thụ quận Ba Đình – thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Ứng dụng VT và GIS trong công tác điều tra, theo dõi và quản lý thảm cây xây, cổ thụ (Trang 37)

- Xử lý dữ liệu

4.1.2. Tình trạng cây cổ thụ quận Ba Đình – thành phố Hà Nộ

Đa số cây trong quận đều có hiện tượng: mục ở gốc, thân; rỗng ruột; cây phụ sinh; nhiều u bướu; thân bị đóng đinh; cây bị tỉa cành…

Một số cây thường bị mối đục thân gây hại hoặc bị bệnh mục gốc, thân, cành. Nguyên nhân một phần do khả năng chống chịu của cây kém, dễ bị mối, mục, mặt khác do một số cây sống trên đường phố ở những vị trí đông người nên có nhiều vết thương cơ giới do va chạm, hoặc do quá trình tỉa cành hàng năm đã tạo nên vết thương cho cây. Đây cũng là tiền đề bệnh mục xâm nhập phát triển, tạo điều kiện cho mối ăn vào thân cây.

Thêm nữa, điều kiện chăm sóc cây trồng rất hạn chế và luôn bị những tác động từ bên ngoài. Chính điều này đã làm giảm khả năng thích nghi của cây, giảm sức đề kháng và cây dễ bị nhiễm bệnh mục và sâu hại.

Một số cây ký sinh gây hại trên một số loài cây cổ thụ. Trong đó tập trung phá hoại ở một vài cây chủ yếu sau: Sưa, Muỗm, Xà cừ…Ký sinh chủ yếu là cây phụ sinh Tai Chuột. Mức độ gây hại của cây phụ sinh tuy chưa cao nhưng khả năng lây lan cũng rất lớn do đó cũng cần có biện pháp phòng trừ triệt để.

Hiện tượng đóng đinh, bảng điện trên cây cổ thụ có thể thấy ở trên các tuyến đường điều này gây tổn hại lớn đến cây.

Các cây cổ thụ trong Vườn Bách Thảo đều có chỉ tiêu đứng đầu trong số các cây cổ thụ của Quận Ba Đình và hầu hết đều có phụ sinh Tai Chuột. Biện pháp đặt ra là phải bảo vệ một cách chặt ch và chặt bỏ các cây phụ sinh.

Diễn đàn Vì Cộng Đồng GIS Việt – GISVN.COM.VN

38

Một phần của tài liệu Ứng dụng VT và GIS trong công tác điều tra, theo dõi và quản lý thảm cây xây, cổ thụ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)