0404HS1 Hangsang zipper Co., ltd 234.226.573 13,055 USD 13,055 USD

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ERNST YOUNG THỰC HIỆN (Trang 40 - 43)

15 0407NGD Cục phục vụ ngoại giao Đoàn 90.536.901 4,245 USD 4,245 USD -

Tổng cộng 7.205.126.810

Tổng cộng phải trả nhà cung cấp 8.681.762.740

Tỉ lệ gửi thư xác nhận 83%

• Các thủ tục thay thế

Thực hiện thủ tục thay thế đối với các nhà cung cấp không trả lời thư xác nhận số dư hoặc lựa chọn các tài khoản chưa được xác nhận:

+ Kiểm tra việc thanh toán các hoá đơn còn lại ở kỳ trước trong kỳ kế toán tiếp theo.

+ Nếu có thể, kiểm tra thông báo số dư của các nhà cung cấp ngày gần ngày bảng cân đối. Kiểm tra sự thống nhất của thông báo số dư với số dư được ghi trong tài khoản của khách hàng tại công ty.

+ Kiểm tra hóa đơn từ nhà cung cấp về việc mua bán hàng hoá và dịch vụ sau ngày lập bảng cân đối. Xem xét trường hợp hoá đơn phản ánh công nợ cần ghi vào thời điểm lập bảng cân đối.

Đối với cuộc kiểm toán tại Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, các thư xác nhận số dư đã được trả lời đầy đủ nên việc thực hiện các thủ tục thay thế không được thực hiện.

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn tất việc thực hiện các công việc kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành kiểm tra lại các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán đã thu thập, các vấn đề đã phát hiện, các giấy tờ làm việc.

Công việc của KTV lúc này gồm Tổng hợp các phát hiện và các bút toán điều chỉnh để lên Bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm toán, Tổng hợp các thông tin hỗ trợ việc phát hành thư quản lý, Đưa ra kết luận về cuộc kiểm toán

Tổng hợp các phát hiện, các bút toán điều chỉnh để lên Bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm toán

Bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm toán là cơ sở đánh giá ảnh hưởng của sai phạm lên BCTC và đưa ra ý kiến kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán BCTC Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL), KTV đã phát hiện một số sai phạm liên quan đến khoản mục phải trả nhà cung cấp làm phát sinh số chênh lệch. Các chênh lệch này đều nhỏ hơn mức TE nên được đưa vào Bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm toán (Summary of Audit Different- SAD) để đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các chênh lệch này đối với BCTC. Mức giá trị của các chênh lệch này nhỏ hơn mức TE nhưng lớn hơn mức danh nghĩa. KTV đưa ra bút toán điều chỉnh. Sau khi bàn bạc thống nhất, BGĐ Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL) đã chấp nhận điều chỉnh theo ý kiến của KTV. Do đó, ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra đối với khoản mục phải trả người bán trên BCTC Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL).

Tổng hợp các thông tin hỗ trợ việc phát hành thư quản lý

Trong quy trình kiểm toán các khoản phải trả nhà cung cấp của Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam, KTV còn nhận thấy một số khoản phải trả đối với Công ty TNHH Tevie International (Lào) được ghi vào TK phải trả người bán thay vì ghi nhận vào Phải trả nội bộ. Điều này là không phù hợp các nguyên tắc hạch toán và có thể gây khó khăn, sai sót trong đối chiếu công nợ nội bộ.

Đưa ra kết luận

KTV căn cứ vào kết quả kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp và các phần hành khác để kết luận về BCTC công ty.

1.3.4 Tổng kết khái quát quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán E&Y Việt Nam thực hiện trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán E&Y Việt Nam thực hiện

Trong suốt cuộc kiểm toán đã thực hiện tại Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam, các KTV luôn tuân thủ chương trình kiểm toán đã xây dựng sẵn. Tuy nhiên, các KTV đã có sự vận dụng linh hoạt các hướng dẫn chung vào điều kiện thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam (TEVIL) để giảm bớt chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.

Đối với nhiều cuộc kiểm toán đặc biệt là các khách hàng năm đầu tiên, để duy trì tính thận trọng thì các KTV thường lựa chọn phương pháp Substantive Based Approach (dựa vào thử nghiệm cơ bản). Tuy nhiên do Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam đã được E&Y Việt Nam cung cấp dịch vụ kiểm toán trong các năm trước đây, đánh giá ban đầu lại cho thấy có thể tin tưởng vào hệ thống KSNB nên các KTV đã sử dụng cách tiếp cận Control Based Approach (dựa vào hệ thống KSNB) tức là giảm thử nghiệm cơ bản thông qua thử nghiệm kiểm soát.

Mặt khác, cũng vì Công ty Cổ phần Tevie Việt Nam là khách hàng quen thuộc và không có nhiều thay đổi về chính sách và hệ thống kế toán nên các KTV có thể sử dụng hồ sơ kiểm toán năm trước để xem xét cách thực hiện cuộc kiểm toán, phỏng vấn về các thay đổi trong năm 2009 để giảm bớt thời gian thu thập hiểu biết về khách hàng. Đồng thời, KTV cũng không cần kiểm tra số dư đầu kỳ của các tài khoản nói chung và khoản phải trả nhà cung cấp nói riêng.

Tóm lại, có thể thấy quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp của Công ty TNHH Kiểm toán E&Y Việt Nam vẫn tuân theo 4 bước cơ bản của một cuộc kiểm toán do E&Y Toàn cầu đặt ra:

Bước 1 nằm trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, liên quan đến vấn đề lập kế hoạch và nhận diện rủi ro. Công việc chính của KTV trong bước này là xem xét khả năng tiếp nhận khách hàng kiểm toán, nhận diện rủi ro tạo cơ sở để đánh giá rủi ro, định

lượng các mức trọng yếu ban đầu PM (Planning materiality), mức sai sót có thể chấp nhận TE (tolerable error), ...

Bước 2 liên quan đến việc xây dựng chiến lược và đánh giá rủi ro kiểm toán. Công việc của KTV lúc này là tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp để có những đánh giá đúng đắn về hệ thống KSNB và phương pháp tiếp cận hợp lý.

Bước 3 là bước thực hiện kiểm toán. KTV trực tiếp kiểm tra tài liệu kế toán của khách hàng, thực hiện các thử nghiệm để đưa ra đánh giá và kết luận ở bước 4.

Bước 4 là bước kết luận và chuẩn bị báo cáo kiểm toán. KTV tổng hợp các sai sót lên bảng tổng hợp các chênh lệch, các vấn đề cần đưa lên thư quản lý.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIỂM TOÁN ERNST YOUNG THỰC HIỆN (Trang 40 - 43)

w