Với mỗi đợt thí nghiệm, sau khi tiêm vacxin circovac cho 5 lợn nái ở lô thí nghiệm, tiến hành theo dõi nái ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng (không tiêm vacxin). Khi lợn nái ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng đẻ, tiến hành đỡ đẻ cho lợn, ghi lại các thông tin về số lượng lợn con sinh ra, số con còn sống, số con chết được bảng 3.10 như sau.
Bảng 3.10. Tình hình sinh sản của nái 2 lô thí nghiệm và đối chứng
Đợt thí nghiệm Lô Tổng số lợn sinh ra (con) Số lợn sống (con) Số lợn chết và loại thải (con) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) 1 TN 65 62 95,38 3 4,62 ĐC 60 55 91,67 5 8,33 2 TN 62 59 95,16 3 4,84 ĐC 58 53 91,38 5 8,62 Tổng hợp TN 127 121 95,28 6 4,72 ĐC 118 108 91,53 10 8,47
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Qua bảng cho thấy tỷ lệ sống và tỷ lệ chết của đàn lợn con của lợn nái ở 2 lô thí nghiệm có sự khác nhau với p< 0,05.
Số con sinh ra của đàn nái lô thí nghiệm và số con sinh ra của đàn nái lô đối chứng có sự khác nhau. Số con sinh ra của đàn nái lô thí nghiệm nhiều hơn số con sinh ra của đàn nái lô đối chứng ( 65>60(con); 62>58(con)).
Tỷ lệ sống của đàn lợn con nái lô thí nghiệm cao hơn tỷ lệ sống của đàn lợn con nái lô đối chứng (95,38> 91,67(%); 95,16 >91,34(%)) .
Tỷ lệ chết của đàn lợn con nái lô thí nghiệm là 4,62% và 4,84%, trong khi đó tỷ lệ chết của đàn lợn con lô đối chứng là 8,33% và 8,62%. Và tỷ lệ chết trung bình sau 2 thí nghiệm của đàn lợn con nái lô thí nghiệm thấp hơn tỷ lệ chết trung bình của đàn lợn con nái lô đối chứng.
Điều đó chứng tỏ vacxin circovac đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tỷ lệ chết của đàn lợn con theo mẹ giữa các con của nái ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng. Vacxin Circovac đã có tác động tích cực đến số lượng lợn con sinh ra và tỷ lệ sống chết của đàn con nái lô thí nghiệm.
Kết quả này cũng phù hợp với một nghiên cứu gần đây nhất tại Pháp so sánh giữa hai lô lợn nái được tiêm và không tiêm vacxin Circovac thì tỷ lệ sảy thai giảm từ 7,3% xuống còn 3,6%; tỷ lệ thụ thai tăng gần 7% (90.5% so với 83.9 %) (The pigsite.com, 2012).
Nghiên cứu của Bech và cs. (2008) đã nhận định: khi tiêm vacxin Circovac làm giảm số lợn con chết non sau khi đẻ, giảm tỷ lệ tử vong ở lợn con, lợn nái cải thiện tỷ lệ tử vong và cải thiện tỷ lệ đẻ. Đó cũng là nhận định của Ebbesen,T. và L.Kunstmann (2008).
Theo thử nghiệm tại Bắc Mỹ năm 2007 Harding khẳng định: sử dụng vacxin làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm lượng lợn không đạt tiêu chuẩn, tăng biểu hiện tốt ở lợn, là những dấu hiệu tích cực khi dùng vacxin ngừa PCV2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Theo Thomas Gillespie, người Mỹ, chia sẻ những kinh nghiệm trong việc kiểm soát thiệt hại do PCV2 bằng việc dùng vacxin. Ông đã so sánh biểu hiện giữa 10.000 con lợn chưa tiêm vac xin với 16.000 con tiêm vac xin; tỷ lệ tử vong từ 9% xuống còn 2,4%.
Maurin – bernaud I và cs. ( 2011) đã thử nghiệm vacxin Circovac tại 3 trang trại tại Đức với 2 đợt thí nghiệm: thí nghiệm 1 gồm 155 con lợn tiêm và 54 con lợn không tiêm; thí nghiệm 2 gồm 124 con lợn tiêm và 40 con lợn không tiêm. Kết quả thu được: tổng số con sinh ra, số con sống và số lợn con cai sữa mỗi lứa cao hơn đáng kể ở nhóm tiêm so với nhóm không tiêm.
Khi lợn nái đẻ hết con, tiến hành cân trọng lượng đàn con do mỗi lợn nái sinh ra ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng ta có khối lượng lợn con lúc sơ sinh kết quả được trình bày ở bảng 3.11 .
Bảng 3.11. Khối lượng lợn con lúc sơ sinh
Đợt thí nghiệm Lô Tổng khối lượng (kg) Tổng số con (con) Khối lượng trung bình (kg) 1 TN 91,51 62 1,48 ĐC 78,35 55 1,42 2 TN 94,23 59 1,6 ĐC 75,5 53 1,42 Tổng hợp TN 185,74 121 1,54 ĐC 153,85 108 1,42
Qua bảng 3.11 thấy khối lượng lợn con lúc sơ sinh của đàn nái 2 lô thí nghiệm và đối chứng là khác nhau với p < 0,05.
Khối lượng lợn con trung bình lúc sơ sinh của đàn nái lô thí nghiệm cao hơn khối lượng lợn con của đàn nái lô đối chứng ( 1,48>1,42(kg);
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
1,6>1,42(kg)). Khối lượng lợn con lúc sơ sinh của đàn nái lô thí nghiệm có sự
đồng đều cao hơn so với lô đối chứng.
Sau khi thu thập được các thông tin về số lượng lợn con , tỷ lệ sống, tỷ lệ chết, trọng lượng đàn sơ sinh ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng, tiếp tục theo dõi 10 đàn con do 10 nái sinh ra về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ loại thải... Đến khi lợn con cai sữa, tiến hành cân khối lượng đàn lợn khi cai sữa ở 2 lô được bảng 3.12
Bảng 3.12. Khối lượng lợn con lúc cai sữa
Đợt thí nghiệm Lô Tổng khối lượng (kg) Tổng số con (con) Khối lượng trung bình (kg) 1 TN 419,64 61 6,88 ĐC 345,6 53 6,52 2 TN 364 57 6,39 ĐC 295,43 49 6,03 Tổng hợp TN 783,64 118 6,64 ĐC 641,03 102 6,3
Qua bảng 3.12 cho thấy khối lượng lợn con khi cai sữa của đàn nái 2 lô thí nghiệm và đối chứng là khác nhau với p < 0,05.
Trong thời gian theo dõi lợn con theo mẹ của đợt thí nghiệm 1 có 3 lợn bị chết (1 con ở lô thí nghiệm và 2 con ở lô đối chứng); đợt thí nghiệm 2 có 6 lợn bị chết (2 con ở lô thí nghiệm và 4 con ở lô đối chứng); vì vậy tổng số lượng lợn ở các lô sau khi lợn cai sữa giảm so với khi sinh ra.
Khối lượng lợn con trung bình lúc cai sữa của đàn nái lô thí nghiệm cao hơn khối lượng lợn con của đàn nái lô đối chứng (6,88>6,52(kg);
6,39>6,03(kg)). Khối lượng lợn con lúc cai sữa của đàn nái lô thí nghiệm có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Số con còn sống trong giai đoạn sơ sinh- cai sữa của lô thí nghiệm là 62 – 61con và 59 – 57(con); trong khi đó số con còn sống trong giai đoạn sơ sinh- cai sữa của lô đối chứng là 55 – 53(con) và 53 – 49(con). Vì vậy tỷ lệ loại thải của đàn lợn nái lô thí nghiệm thấp hơn đàn lợn con nái lô đối chứng.
Tiếp tục theo dõi đàn lợn ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng, đến khi lợn được 60 ngày tuổi, tiến hành cân khối lượng đàn lợn được kết quả ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Khối lượng lợn con 60 ngày tuổi
Đợt thí nghiệm Lô Tổng khối lượng (kg) Tổng số con (con) Khối lượng trung bình (kg) 1 TN 1171,2 61 19,2 ĐC 985,65 53 18,6 2 TN 1216,5 57 21,34 ĐC 956,95 49 19,53 Tổng hợp TN 2387,7 118 20,27 ĐC 1942,6 102 19,07
Qua bảng 3.13 thấy khối lượng lợn con lúc 60 ngày tuổi của đàn nái 2 lô thí nghiệm và đối chứng là khác nhau với p < 0,05.
Khối lượng lợn con trung bình lúc 60 ngày tuổi của đàn nái lô thí nghiệm cao hơn khối lượng lợn con trung bình của đàn nái lô đối chứng
(19,2>18,6(kg) ; 21,34 > 19,53(kg)).
Tiếp tục theo dõi đàn lợn ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ loại thải, tình hình bệnh tật... Khi lợn được 90 ngày tuổi, tiến hành cân khối lượng đàn ở 2 lô được bảng 3.14.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
Bảng 3.14. Khối lượng lợn con 90 ngày tuổi
Đợt thí nghiệm Lô Tổng khối lượng (kg) Tổng số con (con) Khối lượng trung bình (kg) 1 TN 2667,2 61 43,72 ĐC 2148,5 53 40,54 2 TN 2428,6 57 42,61 ĐC 1903 49 38,84 Tổng hợp TN 5095,8 118 43,17 ĐC 4051,5 102 39,69
Qua bảng 3.14 thấy khối lượng lợn con lúc 90 ngày tuổi của đàn nái 2 lô thí nghiệm cao hơn rõ rệt so với lô đối chứng với p < 0,05.
Khối lượng lợn con trung bình lúc 90 ngày tuổi của đàn nái lô thí nghiệm cao hơn khối lượng lợn con của đàn nái lô đối chứng ( 43,72 >
40,54(kg); 42,61 > 38,84(kg)).Khối lượng lợn con trung bình lúc 90 ngày tuổi
của 2 lần tiến hành thí nghiệm lô thí nghiệm cao hơn rất nhiều lô đối chứng ( 43,17 >39,69(kg)).
Qua đây ta thấy vacxin circovac không chỉ ảnh hưởng tích cực tới số lượng lợn con sinh ra, tỷ lệ sống, tỷ lệ chết mà nó còn ảnh hưởng tích cực tới khối lượng đàn con của nái thí nghiệm.
Sau khi thu thập được thông tin về khối lượng đàn lợn ở 2 lô thí nghiệm và đối chứng từ lúc sơ sinh đến khi cai sữa, 60 ngày tuổi, 90 ngày tuổi. Để so sánh cụ thể hơn sự ảnh hưởng của vacxin circovac đến tốc độ sinh trưởng của đàn lợn, cần tiến hành tính tốc độ tăng trưởng của đàn lợn ở 2 lô như bảng 3.15.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả theo dõi tăng trọng của lợn con
Đợt thí
nghiệm Lô
P ( sơ sinh – cai sữa) (kg) P (cai sữa – 60 ngày tuổi) (kg) P ( 60 – 90 ngày tuổi) (kg) 1 TN 5,4 12,32 24,52 ĐC 5,1 12,08 21,94 2 TN 4,79 14,95 21,27 ĐC 4,61 13,5 18,81 Tổng hợp TN 5,1 13,64 22,9 ĐC 4,86 12,79 20,38
Qua bảng 3.15 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của đàn lợn con ở nái lô thí nghiệm và đối chứng là có sự khác nhau với p <0,05.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của đàn lợn con ở nái lô thí nghiệm từ sơ sinh đến cai sữa lớn hơn so với đàn lợn con ở nái lô đối chứng ( 5,4
>5,1(kg)) và ( 4,79> 4,61(kg)).
Tốc độ tăng trưởng trung bình của đàn lợn con ở nái lô thí nghiệm từ cai sữa đến 60 ngày tuổi lớn hơn so với đàn lợn con ở nái lô đối chứng ( 12,32 >12,08(kg)) và (14,95 > 13,5(kg)).
Tốc độ tăng trưởng trung bình của đàn lợn con nái lô thí nghiệm từ 60 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi lớn hơn so với đàn lợn con nái lô đối chứng (
24,52 >21,94(kg)) và ( 21,27 > 18,81(kg)).
Tốc độ tăng trưởng của lợn con lô thí nghiệm: 5,1 – 13,64 – 22,9(kg); trong khi tốc độ tăng trưởng của lợn con lô đối chứng: 4,86 – 12,79- 20,38(kg). Chênh lệch về tốc độ tăng trọng từ 0,24(kg) đến 0,85(kg) và 2,52 (kg) giữa 2 lợn con của 2 lô thí nghiệm . Điều đó cho thấy ở cả 3 giai đoạn (sơ sinh – cai sữa; cai sữa- 60 ngày tuổi; 60 ngày tuổi – 90 ngày tuổi) thì tốc độ tăng trưởng của đàn lợn ở lô thí nghiệm đều cao hơn lô đối chứng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 Chỉ với 2 đợt thí nghiệm với 10 nái đã cho thấy sự sai khác về sản lượng lợn con, nếu tính trong phạm vi toàn đàn của trại thì sự sai khác này có ý nghĩa rất lớn, đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế do việc sử dụng vacxin Circovac ở đàn lợn tại trại Thành Long.
Theo dõi khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng (p<0,05) (kết quả không trình bày). Qua đây ta thấy vacxin circovac có ảnh hưởng tích cực tới khả năng tăng trọng của lợn con sau khi sử dụng vacxin tiêm cho lợn mẹ.
Năm 2013 Steve Dritz, Đại học Kansas đã tiến hành một số nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vacxin Circovac. Kết quả thu được: lợn được tiêm vacxin tốc độ tăng trưởng tăng lên.