Xuất một số biện pháp giảm thiể uô nhiễm

Một phần của tài liệu Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ ở sông tô lịch và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 62)

3.3.1 Các biện pháp quản lý

a. Quản lý dựa vào các chính sách

Cần bổ sung vào quy chuẩn nước mặt, nước thải các chất ô nhiễm ưu tiên như bis(2-ethylhexyl)phthalate, benzo(k)fluoranthene, 4-nonylphenol... Nhằm có căn cứ

để đánh giá, quản lý cũng như kiểm soát nồng độ từ các nguồn thải.

Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xử lý chất thải. Đồng thời cũng xử lý nghiêm các cơ sở không chấp hành các quy định gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, có thể áp dụng thuế môi trường đối với các cơ sở gây ô nhiễm.

Di chuyển các nhà máy, khu công nghiệp có nguồn ô nhiễm lớn ra khu vực ngoại thành.

b. Quản lý tại nguồn

Đối với nước thải công nghiệp: hạn chế cũng như thay thế việc sử dụng các chất độc hại trong sản xuất công nghiệp như bis(2-ethylhexyl)phthalate trong công nghiệp sản xuất chất dẻo. Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải.

Trong nước sông Tô Lịch có một lượng lớn các loại dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Nguồn phát sinh của các chất này là từ các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh cũng như từ nước thải sinh hoạt. Đối với nước thải y tế: các bệnh viện phải đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các hệ thống đó.

56

Nước thải sinh hoạt cần được thu gom, xử lý trước khi đổ ra sông, hồ. Ngoài ra, hệ thống thoát nước phải thường xuyên được kiểm tra, thay thế các cống hoạt động kém tránh tình trạng ngập úng.

Biện pháp nhằm giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu đó là khuyến khích việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để hạn chế các tác động đối với môi trường.

Định kỳ thanh tra, quan trắc môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm.

c. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục và đào tạo

Tuyên truyền cho cộng đồng biết tác hại của các chất trên, ưu tiên việc giảm thải tự nguyện từ phía người dân. Bis(2-ethylhexyl)phthalate được sử dụng nhiều trong các thiết bị y tế (ống tiêm, túi đựng máu) và các sản phẩm nhựa ở các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc giảm thiểu chất này ở các bệnh viện khó thực hiện vì việc sử dụng các thiết bị y tế là thiết yếu. Vì vậy, đối tượng giảm thiểu tự nguyện bis(2- ethylhexyl)phthalate là người dân. Ngoài ra, nguồn của PAHs trong nước sông Tô Lịch một phần từ giao thông do sự đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu động cơ ô tô, xe máy. Việc hạn chế sử dụng những loại xe cũ, hoạt động kém từ chính nhận thức của người dân sẽ góp phần làm giảm lượng PAHs.

Khuyến khích các nghiên cứu đánh giá và xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để cùng học hỏi, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ với nước ngoài.

3.3.2 Các biện pháp xử lý a. Xử lý tại nguồn: a. Xử lý tại nguồn:

Loại bỏ các chất ô nhiễm siêu nhỏ trong nước thải sử dụng phương pháp lọc màng cho hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp lọc màng là tốn kém, và dễ bị tắc nghẽn màng. Vì vậy, lọc màng nên được sử dụng kết hợp với phương pháp khác để tránh tắc nghẽn màng. Sử dụng công nghệ MBR để xử lý các chất ô nhiễm siêu nhỏ trong nước thải. MBR là sự kết hợp của quá trình xử lý sinh học bùn hoạt tính và lọc màng. Ưu điểm của công nghệ này là thời gian

57

lưu nước ngắn, thời gian lưu chất rắn dài và không cần bể lắng thứ cấp, bể khử trùng. MBR sử dụng sợi rỗng HF (kích thước màng 0,4mm, diện tích bề mặt 9m2, thời gian lưu nước 12 giờ, thời gian lưu chất rắn 300 ngày, tải lượng bùn hoạt tính 10-12 g/l). DEHP ở dạng rắn sẽ được thải chủ yếu bằng cách hấp phụ vào bùn hoặc các hạt keo nhỏ bên trong MBR (30%) [12]. Kết hợp HF-MBR với thẩm thấu ngược RO có thể loại bỏ 70% DEHP[16]. Ngoài ra, công nghệ MBR đã được nghiên cứu xử lý PAHs trong nước thải đô thị và hóa dầu với nồng độ PAH thấp [17,18,50] . Đối với tất cả các trường hợp nghiên cứu, các hệ thống MBR có hiệu quả cao, có thể loại bỏ khoảng 90% phenanthrene, fluoranthene và pyren [17,18] hoặc thậm chí cao hơn ( 99%) [50].

Có thể sử dụng công nghệ màng lọc sinh học MBR để xử lý các chất hữu cơ độc hại trong nước thải công nghiệp, nước thải y tế và nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt cần được thu gom trước khi xử lý.

Sau đây là sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt được đưa vào bể tự hoại. Sau đó qua mạng lưới thoát nước và được đưa đến trạm xử lý nước thải. Sau khi nước thải được thu gom đến trạm xử lý thì sẽ áp dụng công nghệ màng lọc sinh học MBR để xử lý nước thải.

Nước thải sinh hoạt Bể tự hoại Mạng lưới thoát nước Trạm bơm Trạm xử lý Nước xám

58

b. Cải tạo chất lượng nước sông Tô Lịch

Việc loại bỏ các chất hữu cơ độc hại trong nước sông Tô Lịch tương đối khó khăn. Do sông có chiều dài 13,5 km và chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn thải khác nhau. Vì thế, việc xử lý nước sông Tô Lịch tập trung chủ yếu vào việc giảm thiểu, xử lý tại nguồn và tăng cường quá trình tự làm sạch của sông.

Các biện pháp tăng cường quá trình tự làm sạch của sông đó là: - Giảm lượng thải các chất ô nhiễm vào sông

- Thường xuyên nạo vét bùn đáy sông - Pha loãng nước sông

- Sử dụng thực vật thủy sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hầu hết nồng độ các chất hữu cơ trong nước sông Tô Lịch vào mùa mưa thấp hơn so với mùa khô vì vậy dựa vào yếu tố này trong mùa khô có thể sử dụng nước sông Hồng hay sông Đà để pha loãng nước sông Tô Lịch. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu tiếp theo để đánh giá đầy đủ chi phí, hiệu quả của giải pháp này. Ngoài ra, có thể áp dụng giải pháp sử dụng thực vật thủy sinh như: bèo tây, bèo cái thả trên sông vừa tạo cảnh quan vừa tăng cường quá trình tự làm sạch. Ưu điểm của giải pháp này là đơn giản, ít tốn kém.

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sông Tô Lịch từ lâu đã trở thành một trong bốn sông thoát nước của Thành phố Hà Nội. Hàng ngày, con sông này đã phải tiếp nhận lượng lớn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải y tế. Hầu hết lượng nước thải này đều chưa qua xử lý vì thế đã gây ô nhiễm nghiêm trọng. Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, có thể đưa ra các kết luận như sau:

1. Đoạn sông Tô Lịch từ 51/46 Nguyễn Trãi đến 103 Khương Trung có 9 cống thải nước sinh hoạt có giá trị BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

2. Bis(2-ethylhexyl)phthalate, 4-nonylphenol và benzo(k)fluoranthene là những chất có nồng độ cao hơn tiêu chuẩn đánh giá. Tuy nhiên, đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái của các chất này là rất thấp. 3. Tải lượng chất hữu cơ của đoạn sông này dao động trong khoảng 733.900,6

đến 734.221,9 kg BOD/ngày và tải lượng bổ sung từ 1003,97 đến 1325,7 kg BOD/ngày.

4. Đối với xử lý nước sông Tô Lịch thì ưu tiên việc giảm thiểu từ nguồn thải và quá trình tự làm sạch của sông.

Một số kiến nghị cần được đưa ra để giảm thiểu ô nhiễm nước sông Tô Lịch đó là:

- Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm các hợp chất hữu cơ cần được đầu tư và có những nghiên cứu sâu hơn, thí điểm cho sông Tô Lịch và có thể mở rộng ra các sông, hồ lớn ở Hà Nội.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hợp chất hữu cơ phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Nghiên cứu các công nghệ xử lý các chất hữu cơ bền vững trong nước sông Tô Lịch.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đào Văn Bảy (2006), Nghiên cứu phân tích hàm lượng N, P trong nước sông Tô Lịch và đề xuất xử lý bằng phương pháp sinh học, Luận án tiến sĩ hóa học.

2. Lê Thị Phương Quỳnh, J.G, Trần Kông Tấu, Châu Văn Minh (2007), "Khảo sát chất lượng nước sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch: thông số hóa lý, các

chất dinh dưỡng và ô nhiễm hữu cơ", Khoa học đất, 27, tr. 115-119.

3. Nguyễn Thị Bích Nguyệt (2012), "Ảnh hưởng của nước sông Tô Lịch đến Môi

trường và sức khỏe người dân ở khu vực ven sông", Nghiên cứu phát triển bền vững, 1, tr.38-45.

4. Nguyễn Thị Như Quyên (2012), Nghiên cứu hiện trạng môi trường nước phục vụ quy hoạch hệ thống xử lý nước thải sông Tô Lịch đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã Tư Sở, Luận văn thạc sỹ khoa học ngành sử dụng và bảo vệ tài

nguyên môi trường.

5. Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Hữu Huấn (2010), "Khả năng sinh khí H2S từ nước

sông Tô Lịch", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1, tr.28-33. 6. Phạm Thị Hường (2014), Ứng dụng phần mềm AIQS-DB trên thiết bị GC-MS để

phân tích định tính 900 hợp chất hữu cơ trong nước, Đề tài nghiên cứu khoa

học cấp cơ sở, Viện Công nghệ môi trường-Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

7. Phan Loan (2006), "Các dòng sông lớn chết dần", Tài nguyên và môi trường, 9,

tr. 25-26, 31. Tiếng Anh

8. A.Kaushik, H.R.S., S.Jain, J.Dawra, C.P.Kaushik (2010), "Pesticide pollution of

river Ghaggar in Haryana, India", Environmental Monitoring and Assessment,

61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Adeeel Mahmood, R.N.M., Jun Li, Gan Zhang (2014), "Level, distribution profile, and risk assessment of polychlorinated biphenyls (PCBs) in water and

sediment from two tributaries of the River Chenab, Pakistan", Environmental Science and Pollution Research, 21(13), pp.7847-7855.

10. Amrita Malik & Priyanka Ojha & Kunwar P, S (2009), "Level and distribution of persistent organochlorine pesticide residues in water and sediments of Gomti

river (India) - a tributary of the Ganges river", Environmental Monitoring and Assessment, 148(1-4), pp.421-435.

11. Arikan OA, R.C., Codling E (2008), "Occurrence of antibiotics and hormones in

a major agricultural watershed", Desalination, 226, pp. 121-133.

12. Boonyaroj, C.C., W. Chiemchaisri, S. Theepharaksapan, K. Yamamoto (2012), "Toxic organic micro-pollutants removal mechanisms in long-term operated

membrane bioreactor treating municipal solid waste leachate", Bioresour, Technol, 113, pp. 174-180.

13. Brix R, P.C., González S, Villagrasa M, Navarro A, Kuster M, (2009), "Analysis and occurrence of alkylphenolic compounds and estrogens in a European river

basin and an evaluation of their importance as priority pollutants", Anal Bioanal Chem, 396, pp. 1301-1309.

14. C.A. Bradlee, P.T (2013), "Aquatic toxicity of phthalate esters", Environ. Chem. Handb, 3, pp. 263-298.

15. D, M., W,Y, Shiu, K,C, Ma (1992), Illustrated Handbook of Physical–Chemical Properties and Environmental Fate for Organic Chemicals, vol, IILewis Publishers, Chelsea, MI.

16. D. Camacho-Muñoz, J.M., J. Santos, E. Alonso, I. Aparicio, T. De la Torre, C. Rodriguez, J. Malfeito (2012), "Effectiveness of three configurations of membrane bioreactors on the removal of priority and emergent organic

62

compounds from wastewater: comparison with conventional wastewater

treatments", J. Environ. Monit, 14, pp. 1428-1436.

17. D. González, L.M.R., G. Garralón, F. Plaza, J. Arévalo, J. Parada (2012), "Wastewater polycyclic aromatic hydrocarbons removal by membrane

bioreactor", Desalin Water Treat, 42, pp. 94-99.

18. D.M. González-Pérez, G.G., F. Plaza, J.I. Pérez, B. Moreno, M.A. Gómez (2012), "Removal of low concentrations of phenanthrene, fluoranthene and pyrene

from urban wastewater by membrane bioreactors technology", J Environ Sci Health A, 47, pp. 2190-2197.

19. Dargnat, C., Blanchard, M., Chevreuil, M., & Teil, M. J (2009), "Occurrence of

phthalate esters in the Seine River estuary (France)", Hydrological Processes,

23(8), pp. 1192-1201.

20. Dennis F. Kalf, T.C., And Erik J. Van De Plassche (1997), "Environmental Quality Objectives for 10 Polycyclic Aromatic Hydrocarbons (PAHs)",

Ecotoxicology And Environmental Safety, 36, pp. 89-97.

21. Duong Thi Hanh, Kiwao Kadokami, Hanako Shirasaka, Rento Hidaka, Chau Thi Cam Hong, Lingxiao Kong, Nguyen Quang Trung, Nguyen Thanh Thao (2014), "Occurrence of perfluoroalkyl acids in environmental waters in

Vietnam", Chemosphere, 122, pp.115-124.

22. EU (2008), EU Bis(2-ethylhexyl) Phthalate (DEHP), E. EN/2, pp. 1018-5593

23. Feng CL, X.X., Shen ZY, Zhou Z (2007), "Distribution and sources of polycyclic

aromatic hydrocarbons in Wuhan section of the Yangtze River, China", Eviron Monit Assess, 133, pp. 4635-4640. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. G. Li, X.X., Z. Yang, R. Wang, N. Voulvoulis (2006), "Distribution and sources of polycyclic aromatic hydrocarbons in the middle and lower reaches of the

63

25. G. Pan, T.H., M. Yoshimura, S. Zhang, P. Wang, H. Tsukino, K. Inoue, H. Nakazawa, S. Tsugane, K. Takahashi (2006), "Decreased serum free testosterone in workers exposed to high levels of di-n-butyl phthalate (DBP) and di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP): a cross-sectional study in China",

Environmental Health Perspect, 114, p. 1643–1648.

26. Guo, W., He, M. C., Yang, Z. F., Lin, C. Y., Quan, X. C., & Wang, H. Z (2007), "Distribution of polycyclic aromatic hydrocarbons in water, suspended particulate matter and sediment from Daliao River watershed, China",

Chemosphere, 68, pp. 93-104.

27. Hatice Ardag, Mustafa Z. Ozel, Alaattin Sen (2011), "Polycyclic Aromatic

Hydrocarbons in Water from the Menderes River, Turkey", Bulletin of Environmental Contamination and Toxicology, 86(2), pp.221-225.

28. Hong Thi Cam Chau, K.K., Yusuke Yoshida, Hanako Shirasaka, Hanh Thi Duong, Trung Quang Nguyen, Thao Thanh Nguyen (2014), "Occurrence of hundreds of water-soluble chemicals in Vietnamese river water and groundwaters", Workshop: “Micro-contaminants pollution and their effects in the aquatic environment in Vietnam.

29. Hongling Zhang, L.S., Tieheng Sun (2013), "Spatial distribution and seasonal variation of polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) contaminations in

surface water from the Hun River, Northeast China". Environ Monit Assess,

185, pp. 1451-1462.

30. Huan He, Guan-jiu Hu, Cheng Sun, Su-lan Chen, Ming-na Yang, Juan Li, Yong Zhao, Hui Wang (2011), "Trace analysis of persistent toxic substances in the

main stream of Jiangsu section of the Yangtze River, China", Environmental Science and Pollution Research, 18(4), pp. 638-648.

64

32. Jiamei Zhang, G.L, Zijiao Yuan, Ruwei Wang (2014), "Levels and distributions of polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in middle reach of Huaihe River,

China: anthropogenic influences and ecological risks", Natural Hazards,

74(2), pp. 705-716.

33. Jiamo Fu, B.M., Guoying Sheng, Gan Zhang, Xinming Wang, Ping_an Peng, Xianming Xiao, Rong Ran, Fanzhong Cheng, Xianzhi Peng, Zhishi Wang, U Wa Tang (2003), "Persistent organic pollutants in environment of the Pearl

River Delta, China: an overview", Chemosphere, 52(9), pp. 1411-1422.

34. Jiang L, H.X., Yin DQ, Zhang HC, Yu ZY (2011), "Occurrence, distribution and seasonal variation of antibiotics in the Huangpu River, Shanghai, China",

Chemosphere, 82, pp. 822-828.

35. Jian-Hui Sun, G.-L.W., Yan Chai, Gan Zhang, Jun Li, Jinglan Feng (2009), "Distribution of polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in Henan Reach of

the Yellow River, Middle China", Ecotoxicology and Environmental Safety,

72, pp. 1614-1624.

36. Jin-Lin Liu, M.-H.W (2013), "Pharmaceuticals and personal care products

(PPCPs): A review on environmental contamination in China", Environment International, 59, pp. 208-224.

37. Joyce Amoako, Osmund D., Ansa-Asare, Anthony Y, Karikari, G.Dartey (2011), "Levels of polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in the Densu River

Basin of Ghana", Environ Monit Assess, 174, pp.471-480.

38. Kamrin, M.A (2009), "Phthalate risks, phthalate regulation, and public health: a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

review", Journal of Toxicology Environmental Health Part B, 12, pp. 157-174.

39. Kim SD, C.J., Kim IS, Vanderford BJ, Snyder SA (2007), "Occurrence and removal of pharmaceuticals and endocrine disruptors in South Korean surface,

65

40. Kiwao Kadokami, D.J., Tomomi Iwamura (2009), "Survey on 882 Organic Micro-Pollutants in Rivers throughout Japan by Automated Identification and Quantification System with a Gas Chromatography-Mass Spectrometry

Database", Journal Environmental Chemistry, 19(3), pp. 351-360.

41. Kiwao Kadokami, Kyoto Tanada, Katsuyuki Taneda, Katsuhiro Nakagawa (2005), "Novel gas chromatography-mass spectrometry database for automatic identification and quantification of micropollutants", Journal of Chromatography A, 1089, pp. 219-226.

42. Krishua Kumar Selvarai, G.S., Praveen Kumar Ravichandran, Girish Kumar Girijan, Srimurali Sampath, Babu Rajendran Ramaswamy (2014), "Phthalate esters in water and sediments of the Kaveri river, India: environmental levels

and ecotoxicological evaluations", Environmental Geochemistry and Health. 43. L.-P. Huang, C.-C.L., P.-C. Hsu, T.-S. Shih (2011), The association between

semen quality in workers and the concentration of di (2-ethylhexyl) phthalate in polyvinyl chloride pellet plant air. Fertil. Steril, 96, p. 90–94.

44. Li ZH, L.G., Yang XF, Wang C (2012), "Single and combined effects of selected pharmaceuticals at sublethal concentrations on multiple biomarkers in

Carassius auratus", Ecotoxicity, 21, pp. 353-361.

Một phần của tài liệu Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ ở sông tô lịch và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 62)