Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ trong nước sông Tô Lịch qua

Một phần của tài liệu Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ ở sông tô lịch và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 42)

mức độ ô nhiễm trong nước sông Tô Lịch

3.1.1. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ trong nước sông Tô Lịch qua khảo sát nguồn thải khảo sát nguồn thải

Các nguồn gây ô nhiễm sông Tô Lịch chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và một phần nước thải y tế.

Nước thải sinh hoạt: lưu vực sông Tô Lịch tập trung chủ yếu là dân cư của khu vực quận Ba Đình, Cầu Giấy và một phần quận Đống Đa, Thanh Xuân. Đặc tính của nước thải sinh hoạt là chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn (từ 55-65% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Vì thế, với một lượng NTSH lớn không được xử lý mà thải trực tiếp ra sông chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm sông Tô Lịch nghiêm trọng.

Nước thải công nghiệp: Đa số các nhà máy trong lưu vực sông Tô Lịch đều tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Thượng Đình. Ngoài khu công nghiệp Thượng Đình, trong lưu vực sông Tô Lịch còn có các cơ sở sản xuất lớn như: nhà máy bia Hà Nội, công ty bánh kẹo Tràng An, nhà máy giấy Trúc Bạch…Hàng năm, nhà máy bia Hà Nội thải ra 1974 tấn BOD, 8,4 tấn Photpho và 52,5 tấn Nito; công ty bánh kẹo Tràng An thải ra 64,8 tấn BOD, 48,6 tấn TSS, 0,6 tấn Photpho, 1,6 tấn Nito, 25 tấn dầu và mỡ; công ty cổ phần xà phòng Hà Nội thải ra 30 tấn BOD, 5 tấn dầu và mỡ [63].

Nước thải y tế: Hiện nay, số lượng người bệnh đến khám và điều trị ngày càng tăng lên dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện. Tuy nhiên, chỉ một số ít các bệnh viện ở Hà Nội có hệ thống xử lý nước thải vẫn còn hoạt động. Còn lại hầu hết các bệnh viện đều không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng hoạt động kém. Đặc tính của nước thải bệnh viện chứa nhiều các chất độc hại, các vi khuẩn gây

36

bệnh. Vì thế, nước thải bệnh viện không qua xử lý thải trực tiếp ra sông sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Các bệnh viện tập trung trong lưu vực sông Tô Lịch gồm:

 Viện Lao

 Bệnh viện Xanh Pôn

 Bệnh viện Nhi Thụy Điển

 Bệnh viện Phụ Sản

 Bệnh viện E

 Bệnh viện Giao thông

 Bệnh viện 354

 Bệnh viện Nội tiết

 Viện Châm cứu

Khảo sát các nguồn thải trên đoạn sông từ 51/46 Nguyễn Trãi đến ngã ba Khương Trung-Vũ Tông Phan. Đoạn sông này có 9 cống thải với lưu lượng như sau:

Bảng 3.1. Lưu lượng các cống thải đổ vào sông Tô Lịch

STT Cống thải Vị trí Lưu lượng

(m3/s)

1 CT01 Cống thải tại 51/46 Nguyễn Trãi 0,0053

2 CT02 Cống thải tại 3/46 Nguyễn Trãi 0,021

37

4 CT04 Cống thải số 1 Khương Trung (bên phải sông theo chiều dòng chảy)

0,0015

5 CT05 Cống thải số 1 Khương Trung (bên trái sông theo chiều dòng chảy)

0,0088

6 CT06 Cống thải số 43 Khương Trung 0,00045

7 CT07 Cống thải 49 Khương Trung 0,0012

8 CT08 Cống thải 69 Khương Trung 0,0019

9 CT09 Cống thải đối diện ngã ba Khương Trung – Vũ Tông Phan

0,0057

Thành phần của một số thông số chính của nước sông Tô Lịch được chỉ ra ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Kết quả phân tích thành phần hữu cơ (BOD5, COD) trong nước thải tại các cống thải

Cống thải pH BOD5 COD

CT01 6,91 190 265,6

38 CT03 7,26 240 182,4 CT04 7,84 65 25,6 CT05 7,49 120 57,6 CT06 7,39 135 73,6 CT07 7,31 145 51,2 CT08 7,05 280 220,8 CT09 7,23 180 89,6

Kết quả phân tích cho thấy nước thải tại tất cả các cống thải đều có BOD5 vượt quá QCVN 14:2008, cột B từ 1,3 đến 5,6 lần. Điều đó chứng tỏ đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm thành phần hữu cơ cho nước sông Tô Lịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hợp chất hữu cơ ở sông tô lịch và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)