Hoạt động dân sinh kinh tế có ảnh hưởng rõ rệt đối với việc hình thành lũ ống, lũ quét, có những trường hợp có ảnh hưởng quyết định đối với việc hình thành lũ ống, lũ quét. Cùng một lượng và cường độ mưa, nếu lưu vực được bảo vệ rừng tốt có thể không gây ra lũ ống, lũ quét; ngược lại, nếu rừng bị phá, sông suối tiêu thoát kém, là điều kiện làm tăng nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét.
Hoạt động dân sinh kinh tế góp phần vào việc gây ra lũ ống, lũ quét chủ yếu do các loại sau:
a. Phát triển dân số
Sự phát triển dân số có ảnh hưởng nhiều mặt đến việc hình thành lũ ống, lũ quét, rõ ràng là dân số càng tăng thì các hoạt động kinh tế, xã hội cũng tăng theo, dẫn đến việc làm biến đổi khí hậu, thời tiết và nhiệt độ bề mặt trái đất càng tăng làm cho môi trường suy thoái, khí hậu biến đổi. Sự tổng kết nguyên nhân xảy ra lũ lụt liên tiếp ở Trung Quốc trong những năm gầm đây, nhất là trận lụt xảy ra năm 1998 đã xác nhận điều đó.
Sự gia tăng dân số dẫn đến các vùng dân cư được mở rộng, dẫn đến nhiều vùng đất bị nhựa hoá, bê tông hoá, làm cho lượng nước ngấm xuống đất bị giảm đi, dòng chảy ngầm hạn chế, dòng chảy mặt tăng lên, nhiều hồ ao bị lấp, nhiều đoạn sông bị co thắt đã gây ra hiện tượng chậm lũ và tiêu lũ kém.
Dân số ngày càng phát triển đông, chẳng những làm gia tăng tác hại của lũ ống, lũ quét, mà còn gây ra các trận lũ ống, lũ quét nhân tạo. Ví dụ việc vỡ một hồ nhỏ trên lưu vực trong trận lũ tháng 6/1990 trên lưu vực suối Nậm lay, Lai châu đã gây ra một số thiệt hại, hoặc ở nước ngoài, tại Cộng hoà Liên Bang Nga hồi tháng 8/1994 đã vỡ đập nước làm cho hơn 2000 người chết…
Ở khu vực Tây Bắc nói chung và Bắc Yên nói riêng, nhân tố này vẫn chưa thể hiện rõ nhưng sự quá trình định cư của người dân ở một số khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét như làm nhà, sân vườn đã làm nền đất yếu đi, lũ ống, lũ quét dễ xảy ra.
b. Phát triển nông, công nghiệp
Song song với việc phát triển nông thôn, công nghiệp cũng phát triển không ngừng, bình quân mỗi năm tăng 13%, các khu công nghiệp chiếm các khu đất rộng lớn làm các khu vực này bị nhựa hóa và bê tông hóa, có nơi còn làm tắc nghẽn đường thoát lũ. Đặc biệt là ở các khu khai thác mỏ, lượng đất san ủi lớn đã làm thay đổi môi trường, nếu không có quy hoạch ắt gây ra những tác hại khôn lường. Trong giai đoạn thi công các công trình, khối lượng đào đất đá rất lớn, làm cho bề mặt lưu vực bị cầy xới ngổn ngang, nhiều đoạn suối bị đất đá xô xuống gây co hẹp lòng dẫn; làm cho lòng dẫn thay đổi lớn, vì thế khi có mưa lớn kéo dài, dòng nước từ các sườn núi ào ạt tràn xuống lòng sông suối nơi bị tắc, ứ tạm thời, dẫn đến tình trạng phá vỡ các vùng tắc ứ, tạo dòng dẫn mới, có sức tàn phá rất lớn, gây ra lũ ống, lũ quét nguy hiểm.
45
46
c. Phát triển khu dân cư, xây dựng các công trình Giao thông, Thuỷ lợi và các cơ sở hạ tầng thiếu quy hoạch
Xem xét một số các khu vực đã xảy ra lũ ống, lũ quét cho thấy ngoài những tác động vào lưu vực còn do các nguyên nhân:
- Xây dựng các khu vực dân cư, xây dựng các công trình hạ tầng như đường xá, cầu cống và vùng canh tác không theo quy hoạch.
- Làm ách tắc đột ngột đường thoát lũ.
- Xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi thiếu quy hoạch
Nhiều hoạt động của con người trên các sông suối như xây đập các cỡ, xây dựng các công trình trên sông hoặc ven sông làm lòng sông thu hẹp,... chưa được tính toán đầy đủ về độ ổn định, an toàn, khả năng cắt lũ, trữ lũ và bùn đá, ảnh hưởng tới khả năng thoát lũ sau các điểm quần cư.
Việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông trên sông thiếu quy hoạch thường gây ra cản trở dòng chảy, nhất là tính toán không đúng với tần suất lũ có khi gây vỡ công trình làm tăng tính ác liệt hoặc là nguyên nhân chính gây ra lũ ống, lũ quét. Thí dụ: Công trình thuỷ nông Huổi Phàn – Điện Biên khi thiết kế dựa vào tài liệu thuỷ văn từ 1959-1964, lưu lượng lớn nhất 3.000m3/s; ngày 17/7/1994 lũ lịch sử đã xảy ra với lưu lượng đỉnh lũ 4.090m3/s, hậu quả là công trình đã bị vỡ.
Việc xây dựng các hồ chứa nước kiểu bậc thang ở Đắc Lắc, các hồ chứa nước này chỉ thiết kế với tần suất P = 5%, khi gặp lũ lớn khẩu diện tràn không đủ tiêu đã dâng cao làm vỡ đập đất. Khi hồ chứa nước ở phía thượng lưu bị vỡ sóng lũ tràn xuống các hồ phía hạ lưu đã gây ra vỡ liên tiếp 4 hồ chứa nuớc và kéo theo 4 đập bối dâng nước khác cũng bị vỡ. Các hồ, đập này vỡ, gây ra sóng lũ ống, lũ quét làm trôi 22 nhà, thiệt hại tài sản của 38 nhà khác, chết 22 người. Tuy Bắc Yên chưa xảy ra hiện tượng vỡ đâp và các đập thủy điện cũng chỉ với quy mô nhỏ, nhưng xét về lâu dài với kết cấu thủy điện bậc thang trên sông Đà cũng cần nghiên cứu kĩ.
d. Chặt phá và cháy rừng
Ở Việt Nam cháy rừng là hiện tượng thường xuyên xảy ra, nhưng về mức độ nhiều năm không thể thống kê được đầy đủ. Trong 36 năm qua, từ năm 1963 đến năm 1998 cả nước đã xảy ra 5.492 vụ cháy rừng, thiêu huỷ 630.059 ha rừng kinh tế bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên, chưa kể hàng chục vạn ha đồng cỏ, cây bụi lúp xúp.
Cháy rừng đã gây ra nhiều tác động suy thoái môi trường, trong đó tác động phá vỡ cấu tượng đất, do mất lớp thảm mục nên đã làm tăng độ chặt của lớp đất mặt và dẫn
47
đến làm giảm khả năng thấm nước của đất, gây xói mòn, rửa trôi, làm bạc màu đất, làm mất khả năng giữ nước, điều tiết nước, gây ra lũ lụt. Mặt khác, làm tăng nhiệt độ mặt đất dẫn đến hiện tượng sa mạc hoá, gây nên lũ ống, lũ quét, lũ bùn đá.
e. Khai thác lưu vực
Khai thác lưu vực là cách nhìn tổng quát mọi hình thức hoạt động của con người trên lưu vực, có thể khái quát thành 2 nhóm:
Nhóm khai thác phổ biến tức là khai thác trên diện rộng, làm biến đổi lớp phủ thực vật và lớp đất bề mặt thường diễn ra ở cả khu vực sinh lũ và chịu lũ như việc khai thác gỗ, củi, phá rừng, đốt nương làm rẫy v...v.
Nhóm khai thác cục bộ bao gồm các hoạt động khai thác trong từng khu vực của lưu vực, địa phương gây biến đổi sâu sắc điều kiện mặt đệm, địa hình, tầng đất mặt, lòng dẫn, làm thay đổi đặc tính thuỷ lực dòng nước, gồm các hoạt động như khai mỏ, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đào vàng, xây dựng nhà cửa, cầu cống, đường xá, đập ngăn nước, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
Quá trình khai thác lưu vực làm thay đổi đặc tính, cấu trúc đất, lớp phủ thực vật trên đó bao gồm cả việc làm thay đổi địa hình, địa mạo đều có ảnh hưởng tới sự hình thành lũ ống, lũ quét.
Sử dụng đất là một quá trình liên tục, rộng khắp và rất đa dạng. Nó chẳng những thay đổi đặc tính vật lý của đất mà còn thay đổi cả lớp phủ, thậm chí cả địa hình mặt đất .Ví dụ như sau khi xây dựng khiến cho bề mặt nhẵn hơn khiến thời gian tập trung dòng chảy và tốc độ dòng chảy tăng lên . Như vậy sử dụng đất thậm chí có nơi, có lúc rất lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành lũ và lũ ống, lũ quét.
Trong đó đối với những loại hình sử dụng đất là đất đô thị, đất xây dựng, đất giao thông thì bề mặt thường được đổ bê tông, đất đai bị dí chặt ngăn cản khả năng thấm nước, tăng khả năng tập trung dòng chảy tương ứng với nguy cơ lũ lớn, ngược lại loại hình sử dụng đất là đất rừng tự nhiên, rừng trồng thì không những ngăn cản nước tốt mà còn thấm nước cũng rất tốt nhờ lớp mùn phía trên ... nên mức nguy cơ nhỏ.
Phân cấp tiềm năng theo loại hình sử dụng đất
Land use/land cover LHSDĐ Mức tiềm năng
Water Nước 1
Developed/Open space Nông thôn 7
48
Land use/land cover LHSDĐ Mức tiềm năng
Developed/Medium Đô thị trung bình 9
Developed/Heavy Đô thị cao 10
Barren Land Đất đá 9
Deciduous Forest Cây công nghiệp 5
Evergreen Forest Rừng trồng 3
Mixed Forest Rừng tự nhiên 4
Shrub/Scrub Cây bụi 6
Grass Cỏ 6
Pasture Hay lúa 5
Cultivated Lúa nương 5
Woody Wetlands Rừng ngập mặn 2
Herbaceous Wetlands Ruộng ngập mặn 2
(Nguồn : Maidment (1993), Hadley (2002), and Ebrahimian, et.al (2009))