0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TAI BIẾN LŨ ỐNG, LŨ QUÉT HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS (Trang 35 -35 )

Địa hình Bắc Yên nói chung có độ dốc lớn, cũng là đặc điểm chung điển hình của địa hình Tây Bắc, do đó có độ dốc lòng sông lớn là điều kiện thuận lợi phát sinh lũ ống, lũ quét.

Bắc Yên có đặc thù địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, dốc đứng, núi cao, khe sâu, diện tích đất bằng ít. Độ cao trung bình 1.000 – 1.400 m so với mực nước biển. Có đỉnh núi cao nhất là đỉnh Phù Sa Phìn cao 2.982 m, thấp nhất là mực nước Sông Đà 120m. Hướng dốc chính theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng Bắc Nam. Do địa hính núi cao nên kéo theo đó là lượng mưa lớn và phân chia địa hình mạnh. Những nơi xảy ra lũ ống, lũ quét thường là khu vực dạng đường cong lõm, địa hình bị chia cắt dữ dội, sườn núi rất dốc (thường là >30º), độ dốc lòng sông ở phần đầu nguồn rất lớn tạo điều kiện thuận lợi hình thành lũ. Mặt cắt dọc sông nhiều nơi có điểm gãy mà sau những điểm này là vùng thường bị lũ ống, lũ quét quét ác liệt. Các lưu vực sinh lũ thường nhỏ (<500km2), sông suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao (khoảng 1000 – 2000m), lưu vực có hình rẻ quạt xung quanh có núi cao bao bọc, có hướng thuận lợi đón gió ẩm hình thành những tâm mưa, sườn dốc được phủ bởi lớp đất đá có độ liên kết kém, dễ xói mòn, sụt lở, khi xảy ra lũ thường kéo theo các vật chất rắn như sỏi, đất, đá, cây cối.

Điều kiện sản xuất không thuận lợi đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân trong huyện, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao. Nhân dân trong vùng chủ yếu phải canh tác trên đất dốc, đất đai dễ bị bạc màu, hơn nữa diện tích

30

canh tác lại rất manh mún, dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao. Với việc đất dễ bị thoái hóa và nhận thức đồng bào dân tộc còn thấp kém dẫn tới tình trạng đất rừng thường xuyên bị khai phá, cải tạo thành đất trồng làm biến đổi hiện trạng lớp phủ và thành phần thổ nhưỡng, càng làm tăng thêm nguy cơ xảy ra tai biến lũ ống, lũ quét.

Bắc Yên cũng là huyện có diện tích lòng hồ sông Đà lớn có ý nghĩa về sinh thái, giữ nước và điều tiết nước phòng hộ đầu nguồn sông Đà. Với những đặc điểm trên về mặt địa lý và địa hình có thể khẳng định huyện Bắc Yên có những khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội do địa hình kém ưu đãi là độ dốc lớn, chia cắt mạnh và phức tạp, nhiều núi cao, khe sâu song cũng có những ưu thế về mặt vị trí địa lý do nằm trên trục quốc lộ 37 vừa có tuyến đường sông vừa có tuyến đường bộ để lưu thông, phát triển kinh tê – xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung.

Đặc điểm địa mạo chung

Các hệ thống núi lớn trong tỉnh đều chạy theo hướng tây bắc - đông nam và cùng với dải Hoàng Liên Sơn ở phía bắc kẹp lấy một dải cao nguyên đá vôi ở giữa. Chúng chia lãnh thổ huyện Bắc Yên thành lưu vực Sông Đà. Từ mỗi dãy núi lớn lại có nhiều nhánh núi nhỏ đâm ra theo các hướng khác nhau. Do đó đặc điểm nổi bật của địa hình ở đây là có độ dốc lớn, mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu mạnh cho nên đại bộ phận đồng ruộng của huyện rất nhỏ hẹp, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang. Trên 80% diện tích có độ dốc trên 35º và chỉ có 5% địa hình có độ dốc dưới 15º.

Kiểu địa hình cao nguyên karst trên nền đá vôi - vôi sét PZ, MZ bị xâm thực, chia cắt trung bình với độ cao bình quân 800 - 900m. Quá trình karst yếu, nhiều núi không phải là núi đá vôi chiếm một diện tích rộng lớn. Quá trình hủy hoại đá vôi trước kia đã xảy ra mãnh liệt nên nền Triat ở dưới lộ ra ở nhiều lũng rộng, có dòng chảy trên mặt.

Cao nguyên karst có độ cao trung bình 1000m. Bề mặt tương đối bằng phẳng. Quá trình karst đang được trẻ lại nhưng những cánh đồng karst và lũng được hình thành từ giai đoạn trước vẫn chiếm một diện tích lớn. Ngược lại ở rìa cao nguyên, quá trình karst cũ vẫn đang tiếp tục, tại nhiều nơi đá vôi đã bị bóc mòn gần hết để lộ tầng đá phiến và cát kết bên dưới.

Kiểu địa hình bóc mòn - tích tụ với các đồi sót được tạo thành do hoạt động xâm thực bóc mòn của sông suối, bị phân cắt mạnh (vùng trũng Bắc Yên). Địa hình chủ yếu là các sườn với độ dốc từ 35º đến 40º đang bị quá trình xâm thực - bào mòn tác động.

Kiểu địa hình núi khối tảng trên đá gốc tuổi PR - PZ, bị ảnh hưởng tân kiến tạo nâng mạnh và xâm thực, phân cắt mạnh. Núi có sườn dốc 30 – 40º, sườn thẳng, lồi, bị chi phối bởi quá trình bóc mòn tổng hợp. Sườn bị mạng lưới khe xói, suối nhỏ chia cắt mạnh.

31

32

Theo hình thái lãnh thổ có các kiểu địa hình chính như sau:

Theo nguồn gốc, có thể chia địa hình ở Bắc Yên thành các dạng chính như sau:

Kiểu địa hình phi karst

Về mặt không gian, đây là kiểu địa hình khá phổ biến ở Bắc Yên. Kiểu địa hình này được hình thành và phát triển trên các đá phi karst bao gồm các đá trầm tích gắn kết và đá biến chất, cũng như một số khối đá macma có tuổi khác nhau. Kiểu này được chia thành 4 phụ kiểu:

Phụ kiểu địa hình núi trung bình dạng vòm - khối tảng trên các đá phi karst. Phụ kiểu địa hình núi thấp - trung bình khối tảng - uốn nếp trên các đá phi karst. Hai phụ kiểu địa hình này phân bố ở phía đông bắc và tây nam của lãnh thổ đang nghiên cứu. Chúng đều là những khối núi cao.

Phụ kiểu thung lũng kiến tạo - xâm thực chủ yếu có địa hình sườn dốc. Phụ kiểu này phát triển chủ yếu dọc theo Sông Đà hiện tại và các nhánh nhỏ của nó.

Phụ kiểu thung lũng kiến tạo - xâm thực chủ yếu có địa hình thềm sông và bãi bồi. Phụ kiểu này phát triển chủ yếu dọc theo Sông Đà, các phụ lưu của nó và tại một số vùng khác.

Kiểu địa hình karst không rõ.

Đây là kiểu địa hình phát triển chủ yếu trên các đá trầm tích lục nguyên có xen một ít đá vôi tuổi khác nhau từ Paleozoi đến Mz. Kiểu địa hình này được chia thành 3 phụ kiểu:

Phụ kiểu địa hình núi thấp - trung bình khối tảng uốn nếp phát triển trên các đá trầm tích lục nguyên xen ít cacbonat tuổi Paleozoi.

Phụ kiểu địa hình núi thấp trung bình uốn nếp - khối tảng phát triển trên các đá trầm tích lục nguyên xen ít đá cacbonat tuổi Mezozoi.

Đồi núi thấp phát triển dọc theo đứt gãy kiến tạo có thành phần thạch học chủ yếu là cát kết tuổi Mezozoi - điệp Yên Châu (K2yc) với sự phát triển của karst kín.

Kiểu địa hình karst yếu.

Kiểu địa hình này phát triển không nhiều ở Bắc Yên. Nó được chia thành 2 phụ kiểu:

33

Phụ kiểu địa hình núi thấp - trung bình khối tảng - uốn nếp trên các đá trầm tích lục nguyên xen ít đá cacbonat tuổi Paleozoi với địa hình karst tự phủ mạnh.

Phụ kiểu địa hình núi thấp - trung bình uốn nếp - khối tảng phát triển trên các đá trầm tích lục nguyên xen ít đá cacbonat tuổi Mezozoi với địa hình karst tự phủ và karst kín.

Kiểu địa hình karst hóa trung bình.

Kiểu địa hình này phát triển khá rộng rãi trên các đá trầm tích cacbonat nhưng lẫn nhiều lớp kẹp trầm tích lục nguyên có tuổi từ Paleozoi đến Mezozoi. Nó cũng được chia thành 3 phụ kiểu khác nhau:

Phụ kiểu địa hình núi thấp - trung bình khối tảng uốn nếp phát triển trên các đá trầm tích cacbonat xen trầm tích lục nguyên tuổi Paleozoi với địa hình karst trụi (hở) và karst tự phủ.

Phụ kiểu địa hình núi thấp - trung bình uốn nếp - khối tảng phát triển trên các đá trầm tích cacbonat xen ít trầm tích lục nguyên tuổi Mezozoi với địa hình karst trụi là chủ yếu.

Thung lũng kiến tạo - xâm thực - rửa lũa phát triển chủ yếu trên các đá trầm tích cacbonat và tạo ra được các thềm sông và bãi bồi. Đó chính là các thung lũng sông chảy qua các vùng đá vôi.

Kiểu địa hình karst hóa mạnh.

Các kiểu địa hình này phát triển rất rộng rãi ở Bắc Yên. Chúng được phân bố chủ yếu ở phần trung tâm và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam. Kiểu địa hình này được chia thành 3 phụ kiểu:

Phụ kiểu địa hình núi thấp - trung bình khối tảng phát triển chủ yếu trên các đá trầm tích cacbonat tuổi Paleozoi với địa hình karst trụi và tự phủ.

Phụ kiểu địa hình núi thấp - trung bình khối tảng - uốn nếp phát triển chủ yếu trên các đá trầm tích cacbonat tuổi Mezozoi với kiểu karst trụi là phổ biến.

Phụ kiểu địa hình cao nguyên khối tảng thấp trung bình phát triển chủ yếu trên các đá trầm tích cacbonat tuổi Mezozoi với kiểu karst tự phủ chiếm ưu thế.

Một số dạng địa hình karst đặc trưng

34

- Các dạng địa hình karst trên mặt: Do tính đặc thù của khu vực, nên karst trên mặt ở Bắc Yên vừa có đặc điểm chung nhưng đồng thời cũng có những nét khác biệt so với các vùng karst khác. Đây cũng có cả các dạng karst được thành tạo do quá trình phá hủy (bóc mòn - hòa tan), và cả các dạng được thành tạo do quá trình tích tụ.

- Các dạng địa hình được thành tạo do quá trình phá hủy: Theo kết quả nghiên cứu về các dạng địa hình karst được phát triển trong các vùng khí hậu ẩm của các nhà khoa học trên thế giới thì có 4 nhóm carư:

Nhóm các dạng carư hình tròn trên bình đồ (CircuLar pLan forms).

Nhóm carư kéo dài do ảnh hưởng của khe nứt (Linear forms - fracture controlled). Nhóm carư kéo dài hình thành do thủy động lực (Linear forms - hydro - dynamically controlled).

Nhóm carư đa nguồn gốc (Polygenetic forms).  Thủy văn vùng karst Bắc Yên

Thực ra việc nghiên cứu thủy văn ở các vùng karst rất khó khăn và phức tạp chẳng kém gì việc nghiên cứu các hang động. Do đó đây cũng là một vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu cả trên qui mô toàn quốc cũng như cho từng địa phương. Nhìn chung trong các vùng karst cả mật độ dòng chảy lẫn lưu lượng dòng chảy đều thấp hơn nhiều so với các vùng không có đá vôi.

Mật độ dòng chảy trong các vùng đá vôi ở Bắc Yên đạt giá trị dưới 0,5km/km2. Trong khi đó ở các vùng không có đá vôi thì giá trị này tương đối lớn hơn, thậm chí có thể đạt tới 2km/km2. Đặc trưng hình thái của các dòng chảy cũng rất thay đổi. Có nơi thì nó phình to ra, cũng có nơi thì nó thu hẹp lại rồi mất hẳn để chuyển thành dòng chảy ngầm. Những chỗ hút nước như vậy được gọi là cửa biến (sinkhole) và xuất hiện rất phổ biến trên địa bàn Bắc Yên. Những chỗ hút nước chỉ xuất hiện vào mùa mưa thường bị nhiều cây gỗ lớn và đá tảng lấp lại nên về mùa khô mặc dù không có nước nhưng cũng không thể vào để khảo sát được. Còn tại các cửa biến có nước chảy vào quanh năm thì không có tình trạng trên.

Có nhiều đoạn sông chảy qua các vùng đá vôi đột nhiên bị thu hẹp lại. Hiện tượng này rất phổ biến.

Lưu lượng nước sông trong vùng đá vôi cũng thấp hơn so với các vùng khác. Nhưng tại đấy có nhiều suối nước hay chỗ nước lợ có nước tạm thời (spring) hoặc nước chảy quanh năm (perennial spring). Nước tại nhiều khu vực nước ngầm trong vùng karst lộ ra trên bề mặt và tạo thành các hồ nước nhỏ. Tuy số lượng rất hiếm hoi nhưng chúng

35

lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với đời sống của dân cư trong vùng. Đó là những "mỏ" nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Các hang động karst chứa và dẫn nước cũng có thể là nguyên nhân gây lũ cho vùng khác khi có mưa lớn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TAI BIẾN LŨ ỐNG, LŨ QUÉT HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS (Trang 35 -35 )

×