Thành phần dung dịch mạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ mạ hoá học tạo lớp phủ compozit Ni-hạt phân tán (Al2O3,PTFE) (Trang 33)

Trong dung dịch mạ Ni2+ thường có nồng độ 1-10 g/l, nhưng hay được dùng nhất là 3-7 g/l. Chất khử thường sử dụng là NaH2PO2. Nồng độ NaH2PO2 trong dung dịch thường từ

5-50 g/l, nhưng hay dùng nhất trong dải 10-30 g/l. Kích thước hạt thường được sử dụng nằm trong dải 0,1-10 µm đối với các vật liệu hạt dạng sợi thì chiều dài hạt thường nằm trong dải 1-20 µm. Hạt PTFE có kích thước nhỏ dễđồng kết tủa vào lớp mạ hơn so với hạt có kích thước lớn. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, kích thước PTFE cỡ nano đã được sử dụng để nghiên cứu chế tạo lớp mạ NiP-PTFE. Tuy nhiên không có những thay đổi nổi bật khi sử dụng hạt có kích thước trong dải nano. Hàm lượng hạt PTFE trong dung dịch thường dùng trong dải 0,5-30 g/l, nhưng hay dùng nhất trong dải 1-10 g/l. pH dung dịch sử dụng thường nằm trong dải 4-5 (trong dải pH này hàm lượng P trong lớp mạ sẽ cao

đồng thời lớp mạ sẽ gắn bám với nền thép tốt hơn, hạn chếđược NaH2PO3 kết tủa). Hàm lượng muối NaH2PO3 trong dung dịch được khống chế < 300 g/l, nhưng đa phần khống chếở nồng độ < 200 g/l. Hàm lượng hạt trong lớp mạ thường khống chế trong khoảng 1-30 % thể tích đểđảm bảo sự phân bố hạt được đồng đều. Chất hoạt động bề mặt dùng cho mạ

NiP-PTFE gồm có 4 nhóm: 

-Các chất hoạt động anion. -Các chất hoạt động cation. -Các chất hoạt động không ion. -Các chất hoạt động lưỡng cực.

Trong các chất hoạt động trên thì chất hoạt động cation tăng cường sự đồng kết tủa PTFE vào lớp mạ tốt hơn cả. Tài liệu [29] chỉ ra rằng chất hoạt động cation liên kết mạnh với hạt PTFE cho nên khi thêm một lượng chất hoạt động này vào dung dịch thì đa phần chúng sẽ dính nhiều lên hạt PTFE và sẽ còn rất ít số lượng của chúng trong dung dịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ mạ hoá học tạo lớp phủ compozit Ni-hạt phân tán (Al2O3,PTFE) (Trang 33)