HỌ HOA TÁN: APIACEAE

Một phần của tài liệu THỰC VẬT DƯỢC_ MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC THÔNG DỤNG (Trang 31)

Rau má

Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp khoa học: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis Lour.

Đặc điểm Thân

Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5-20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ.

Hoa

Hoa rau má có màu từ ánh hồng tới đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công.

Sử dụng

Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu.

Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I. Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi.

Các nhà thảo mộc học còn cho rằng nó có chứa nhân tố trường thọ gọi là ‘Vitamin X trẻ trung’ có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.

BẠCH CHỈ

(Angelica dahurica, A. anomala), cây thảo, họ Hoa tán (Apiaceae). Đã di thực vào Việt Nam và được trồng cả ở miền núi mát và đồng bằng. Thân rỗng, cao khoảng 1 - 1,2 m. Lá xẻ 2 - 3 lần lông chim. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, màu trắng. Cây có mùi thơm, vị cay của tinh dầu. Rễ có chất nhựa angelicotoxin màu vàng, vị đắng, có tính kích thích, thường làm thuốc giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo (thuốc khung chỉ gồm hai vị chính là xuyên khung và BC).

Một phần của tài liệu THỰC VẬT DƯỢC_ MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC THÔNG DỤNG (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w