BA KÍCH THIÊN

Một phần của tài liệu THỰC VẬT DƯỢC_ MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC THÔNG DỤNG (Trang 28)

(Radix Morindae Officinalis)

Cũng gọi là Ba kích, là rễ phơi hay sấy khô (Radix Morindae) của cây Ba kích ( Morinda Officinalis How), thuộc họ Cà phê ( Rubiaceae), dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.

Tính vị qui kinh:

Vị cay, ngọt, hơi ôn, qui kinh Thận. Theo các sách thuốc cổ:

• Sách Bản kinh: vị cay hơi ôn.

• Sách Danh y biệt lục: ngọt, không độc.

• Sách Nhật hoa tử bản thảo: vị đắng.

• Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Tỳ thận kinh.

• Sách Bản thảo kinh giải: nhập Túc quyết âm can kinh, túc dương minh vị kinh.

Thành phần chủ yếu:

Gentianine, carpaine, choline, trigonelline, disogenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin, vitexin, orientin, quercetin, luteolin, vitamin B1.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Thuốc có tác dụng bổ thận dương, trừ phong thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh (do bào cung lạnh), chứng tý do phong hàn thấp.

Trích đoạn Y văn cổ:

• Sách Bản kinh: " chủ hỏa phong tà khí, âm nuy bất khởi, cường gân cốt, an ngũ tạng, bổ trung tăng chí ích khí".

• Sách Danh y biệt lục: " liệu đầu diệu du phong ( một loại ban chẩn dị ứng nổi ở đầu mặt), bụng dưới và âm hộ đau, làm trung tiện, bổ ngũ lao, ích tinh, lợi nam tử".

• Sách Nhật hoa tử bản thảo: " an ngũ tạng, định tâm khí, trị các chứng phong, trị tà khí thủy thũng".

• Sách Bản thảo bị yếu: "bổ thận ích tinh, trị ngũ lao thất thương, tân ôn đại tán phong thấp trị phong khí, cước khí, thủy thũng".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại: Nghiên cứu còn quá ít.

1. Theo Đỗ tất Lợi nước sắc Ba kích có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp, không có độc.

2. Theo sách Trung dược học: cho chuột lớn và chuột nhắt uống thuốc đều không thấy biểu hiện tác dụng của kích tố đực. Thuốc có tác dụng như ACTH làm cho tuyến ức chuột con teo.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị liệt dương, tảo tiết ở nam, chứng vô sinh ở nữ do thận dương hư, thuốc có tác dụng ôn thận tráng dương: dùng bài:

• Ba kích thiên hoàn: Ba kích thiên 12g, Ngũ vị tử 6g, Nhân sâm 8g (nếu không có, thay Đảng sâm lượng gấp đôi), Thục địa 16g, Nhục thung dung, Long cốt, Cốt toái bổ, mỗi thứ 12g, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần 12g, mỗi ngày 2 - 3 lần. Trị đau lưng,

• Ba kích thiên, Đảng sâm, Phúc bồn tử, Thỏ ty tử, mỗi thứ 12g, Sơn dược 24g, Thần khúc 12g, tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 - 3 lần.

2.Trị người lớn tuổi đau lưng, chân yếu, tê mỏi:

• Kim cang hoàn: Ba kích thiên, Xuyên tỳ giải, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, lượng bằng nhau, Lộc thai 1 bộ, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3 lần với nước sôi ấm.

• Ba kích nhục 10g, Thục địa 10g, Nhân sâm 4g, Thỏ ty tử 6g, Bổ cốt toái 5g, Tiểu hồi hương 2g, nước 600ml, sắccòn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

3.Trị chứng đau phong thấp, cước khí phù: dùng bài:

• Ba kích khu tý thang: Ba kích 12g, Đỗ trọng 12g, Ngưu tất 12g, Xuyên tục đoạn 12g, Tang ký sinh 10g, Sơn thù nhục 8g, Hoài sơn 16g, sắc uống.

4.Trị huyết áp cao thời kỳ mãn kinh:

• Ba kích thiên, Tiên mao, Hoàng bá, Tiên linh tỳ, Tri mẫu, Đương qui, mỗi thứ 20 - 28g, sắc nước uống.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

• Liều: 10 - 15g lúc cần có thể dùng liều cao.

• Thận trọng lúc dùng đối với chứng âm hư hỏa vượng, đại tiện táo bón.

Một phần của tài liệu THỰC VẬT DƯỢC_ MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC THÔNG DỤNG (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w