Các loại thuốc–dược phẩm

Một phần của tài liệu Ô nhiếm và bệnh tật (Trang 32 - 37)

Thuốc là chất làm thay đổi chức năng cơ thể về thể chất và tinh thần–thuốc có tác dụng phòng, trị bệnh nếu được dùng đúng chất, đúng lúc, đúng liều lượng… Không đúng thì dù có là thuốc bổ cũng vẫn gây hại.

Dùng lâu ngày một loại thuốc không phù hợp với mục đích là lạm dụng thuốc. Dùng quá liều, nhiều hơn quy định, nhiều lần hơn là dùng ẩu. Lờn thuốc là sự thích ứng đến mức hết tác dụng.

Thuốc tác dụng đến thần kinh:

Phân loại thuốc theo khả năng gây nghiện. Khi đã nghiện mà dừng ngay thì sẽ có triệu chứng thèm thuốc (bị “vật” do thiếu thuốc)

Thường dựa vào tác dụng rõ nhất để phân loại: – Thuốc ức chế

– Thuốc kích thích

– Chất gây ảo giác (thay đổi cảm nhận của não đối với cảm giác)

– Thuốc ức chế: Thường có 4 loại: loại giảm đau gây nghiện (hoặc thuốc phiện) có tác dụng cắt cơn đau, gây ngủ; loại làm dịu–gây ngủ, có tác dụng giảm lo âu, căng thẳng gây ngủ; loại an thần nhẹ, chống lo âu và loại an thần nặng trị bệnh tâm thần.

+ Chất kích thích:

– Caffein phổ biến nhất có trong nhiều loại thức ăn, uống. 1 tách càphê 180ml có 100–150 mgcaffein

1 lon Coca 350ml có 70 mg caffein 1 tách trà 180ml có 50– 60 mg caffein 1 thanh Socola 30g có 200 mgcaffein

Caffein kích thích mạnh lên não, gây tăng nhịp thở, giãn động mạch vành, huyết áp hơi tăng, cơ tim bóp mạnh hơn và nhu cầu O2 tăng hơn.

Caffein làm tăng tiết chất pepsin trong men tiêu hóa ở dạ dày (dịch vị) nhưng nếu đang đói thì có thể gây khó chịu cho dạ dày.

Dùng 250mg/ngày đã là quá nhiều.

Trẻ em dùng không có lợi vì sẽ gây các triệu chứng hối hộp, lo âu, cồn cào. Dùng caffein lâu ngày có thể gây lờn, gây triệu chứng “thiếu thuốc“ nhẹ. Dùng liều cao gây rối loạn nhịp tim.

– Cocain được chiết xuất từ lá cây Erythrocylon Coca, được dùng theo kiểu hút, hít, thở sâu vào họng hoặc tiêm chích.

Cocain gây cảm giác khoái trá mạnh, cảm giác sung mãn, làm tăng nhịp thở, tăng huyết áp thân nhiệt, giãn đồng tử, ảo giác có thể dẫn đến hung bạo hoặc trầm uất. Đây là một loại ma túy, là chất gây nghiện nặng, bị cấm lưu hành, mua bán.

Với một liều mạnh có thể gây độc dẫn đến chết.

– Cần sa là lá và rễ cây Canabis thường dùng dưới dạng nhai hoặc hút, là loại gây cảm giác nhẹ, chỉ có tác dụng sau ½ giờ và kéo dài độ 2–3 giờ sau khi hút.

Khi nhai, tác dụng còn chậm hơn nhưng kéo dài tới 24 giờ, gây cảm giác khỏe khoắn, tăng xúc cảm sôi nổi với màu sắc, âm thanh, mùi vị. Dùng với liều cao gây ngủ. Dùng lâu ngày sẽ bị giảm thị lực, điều tiết kém do giãn mạch máu mắt, giảm nhãn áp, nguy hiểm khi điều khiển giao thông.

– Hasish là nhựa lấy từ đỉnh cần sa, được chế biến thành một thứ dầu để thoa vào điếu thuốc lá, gây cảm giác đê mê, sảng khoái hơn cả lá và rễ cần sa.

– Amphetamin là chất kích thích thần kinh cực mạnh, được dùng đặc biệt trị chứng bệnh buồn ngủ, không kháng cự được – Naolepsy.

Amphetamin làm tăng huyết áp, nhịp thở, trương lực cơ, chậm tiêu hóa (không thèm ăn), không buồn ngủ, tỉnh táo kéo dài, hồi hộp, lo âu. Khi hết tác dụng lại gây trầm cảm. Tuy có vẻ tỉnh táo nhưng khả năng suy luận, phán đoán suy giảm nặng. Hiện nay thuốc có chất này được quảng cáo dùng để giảm béo, giảm cân. Dùng liều cao sẽ gây ảo giác mạnh. Đây cũng là dạng ma túy nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi nó được điều chế từ các phòng thí nghiệm hóa học.

– Chất gây ảo giác là chất làm méo mó thông tin, thay đổi tâm trạng tiến tới ảo giác.

– LSD.Lysergic acid diethylamid, được tổng hợp hóa học, được dùng dưới dạng pha vào dung dịch uống hoặc nhỏ giọt vào một viên aspirin hay viên đường để uống, ăn.

Thuốc cực mạnh: 100 – 200μg (microgram) cũng đủ tạo ra toàn bộ tác dụng của thuốc, chủ yếu vào thần kinh và kéo dài tới 8–12 giờ, gây sai lệch về hình khối về thời gian, cảm giác lơ lửng như không trọng lượng, có khi cảm thấy choáng ngộp, kinh hãi tột độ, có thể dẫn đến bệnh tâm thần.

PCP (Phencyclidine), có công thức là C17H25N, còn gọi là “bụi thiên thần”, là loại ma túy nguy hiểm bậc nhất vì tác dụng

rất mạnh và không đoán trước được. PCP được tổng hợp hóa học khá dễ dàng và được dùng dưới dạng viên nén, viên nhộng, bột.

Dùng với liều thấp gây khoái cảm, thư giãn, tăng cường độ nhạy cảm giác, rất dễ gây nghiện. Dùng liều cao gây cảm giác bị cách ly khỏi cộng đồng, biến dạng các cảm giác, ảo giác và cả thính giác và thị giác, xúc giác, dẫn đến các hành vi nguy hiểm như tự tử, bạo lực, dẫn đến co giật, tử vong.

Sau đây là bảng ghi các loại thuốc tác dụng thần kinh

Bảng 7:

Loại thuốc Tác dụng Thuốc đặc hiệu Chất ức chế

Loại giảm đau Gây nghiện, thuốc phiện Loại làm dịu, gây ngủ

Loại an thần nhẹ Loại an thần mạnh

Ức chế hệ thần kinh, giảm đau, gây ngủ. Làm dịu, gây ngủ Giảm lo âu, căng thẳng Giảm triệu chứng an thần Morphin, Codein, Precodan Dilaudit, Methadon, Damerol, Heroin (bạch phiến) Barbiturat, Methaqualon Valium, Meprobamat, Librium. Compagin, Thorazin, Stelazin.

3.4.4. Ung thư

3.4..4.1. Ung thư là bệnh gây nhiều sợ hãi nhất

Ung thư cũng là bệnh có phần bí ẩn nhất. Ung thư là hiện tượng tăng trưởng vô tổ chức, không kiểm soát được của những tế bào bất thường. Từ vị trí ban đầu có thể lan truyền đến những phần khác của cơ thể làm phá hủy mô bình thường, làm hư hại chức năng cơ thể và nếu không kiểm soát được thì sẽ dẫn đến tử vong. Ung thư là nguyên nhân gây chết thứ hai sau các bệnh tim mạch.

Cuộc sống đầy ô nhiễm và lối sống thiếu kiềm chế được coi là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh. Các tế bào ung thư khi nhân lên thì trở nên ngày càng bất thường về hình dạng và chức năng, kích thước. Nhân tế bào ung thư thường to lên, phồng lên, nẩy chồi, phân nhánh. Nhiễm sắc thể cũng rất khác nhau, đôi khi cũng phân nhánh.

3.4.4.2. Khối u

Sự sinh sản không kiểm soát được của những tế bào bất thường dẫn đến thành lập khối u (bướu). Bướu có thể lành hoặc độc. Bướu lành là những khối u không lan rộng, không đe dọa mạng sống. Tuy nhiên, tùy kích thước hay vị trí, chúng có thể làm tắc nghẽn mạch máu, cản trở chức năng của một hệ thống nào đó. Nếu được giải phẫu lấy đi, bướu lành thường không tái phát. Bướu độc rất nguy hiểm vì các tế bào ác tính nhân lên nhanh chóng lấn át những tế bào bình thường xung quanh. Điều đáng lưu ý là chúng chỉ là những đơn vị không chuyên biệt hóa. Chúng chỉ gắn với nhau một cách lỏng lẻo và do đó chúng có thể

tách rời khỏi khối u ban đầu để mang mầm ung thư đến nơi nào đó trong cơ thể. Quá trình lan truyền đó gọi là di căn… Sự di căn có thể qua các xoang cơ thể, qua hệ tuần hoàn, qua hệ thống bạch huyết. Đến chỗ mới tế bào ác tính lại phát triển thành u ác mới và lại có thể tiếp tục di căn. Sự phát hiện sớm là yếu tố quyết định tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Mức độ ác tính và kiểu di căn của một bệnh ung thư phụ thuộc vào loại mô mà từ đó chúng xuất phát hơn là vị trí của khối u ban đầu.

Sau đây là tỷ lệ phần trăm số trường hợp mắc bệnh và tử vong do ung thư phổi ở đàn ông và ung thư vú ở phụ nữ là những dạng ung thư thường gặp và gây chết nhiều nhất (Theo Larry k.Olsen trong sách sức khỏe ngày nay, 1997)

Bảng 8: Tỷ lệ % mắc bệnh và chết: Nam Nữ Bệnh Mắc bệnh Chết Mắc bệnh Chết Da 2 2 2 1 Miệng 4 3 2 1 Phổi 22 35 10 18 26 18 Ruột 14 12 15 15 Tụy tạng 3 5 3 5 Buồng trứng 4 6 Tử cung 12 5

Tuyến tiền liệt 18 10

Tiết niệu 9 5

Bạch huyết và hạch 8 8 7 9

Các ung thư khác 20 20 15 19

3.4.4.3. Nguyên nhân

Việc xác định nguyên nhân còn là vấn đề khá phức tạp vì rất nhiều trường hợp không biết cơ chế sinh hóa của tế bào ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người ta cũng tìm thấy được mối tương quan nhân quả. Một số yếu tố đã biết hoặc còn nghi vấn là nhiễm phóng xạ, các chất gây ung thư (bao gồm cả thuốc lá) virus, di truyền, và chế độ ăn.

Bức xạ: Bức xạ điện từ là năng lượng được phát đi theo dạng sóng như sóng siêu âm, sóng radio, hồng ngoại, tử ngoại, tia X, hoặc tia gama… Các tế bào bình thường khi bị tấn công bởi bức xạ điện từ thường bị biến đổi và biến chứng.

Ví dụ: Tia cực tím của ánh sáng mặt trời liên quan tới tỷ lệ gia tăng ung thư da.Tia X có tỷ lệ gia tăng ung thư bạch huyết ở những chuyên viên X–quang nếu không có biện pháp che chắn bảo vệ hữu hiệu. Bệnh nhân được khám bằng X–Quang hoặc điều trị bằng phóng xạ phải che chắn kỹ những bộ phận ngạy cảm như cơ quan sinh học.

Các nguyên tố uranium, radium phát xạ một cách tự nhiên là mối nguy hiểm vô cùng nghiêm trọng đối với những người tiếp xúc vô tình hay do nghề nghiệp. Thợ mỏ uranium, người

quét sơn phát quang lên mặt đồng hồ có tật dùng miệng làm ẩm cọ sơn có tỷ lệ ung thư phổi, ung thư xương rất cao. Phóng xạ hạt nhân do bom nguyên tử hay những chuyên viên ở các lò phản ứng nguyên tử có tỷ lệ ung thư bạch huyết vô cùng cao.

Chất gây ung thư. Việc nghiên cứu chất gây ung thư thường gặp nhiều sự chống đối từ các ngành công nghiệp mà tỷ lệ lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào sản lượng các chất đó. Giá trị tiên đoán của những thí nghiệm trên súc vật đã được chứng minh khá rõ tác hại của chất gây ung thư .

Thuốc lá đưa đến ung thư bằng nhiều cách: Hắc ín, một thành phần cấu tạo chính của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất gây ung thư (hoặc phụ gây ung thư). Thuốc lá có đầu lọc và không hít sâu có thể giảm được một phần nguy cơ gây ung thư.

Trong môi trường lao động dễ gặp muội than hay các dẫn xuất của nó (benzen, naptalen, dầu chống thấm…), các chất amiang, v.v… đều là những chất gây ung thư. Có điều là người ta ít đề cập đến bởi vì bệnh thường xảy ra khoảng 20–30 năm sau khi tiếp xúc nhiều thời gian với chúng.

Trong môi trường sinh hoạt với sự ô nhiễm không khí, nước, đất do chất thải như khói xe, các hóa chất trong các chất thải, thuốc trừ sâu đều là nguồn gây ung thư tiềm ẩn. Người sống ở vùng công nghiệp, đô thị có tỷ lệ ung thư cao hơn người ở nông thôn ít ô nhiễm đến 10% là một dẫn chứng.

Trong thực phẩm được nhắc đến nhiều là những chất bảo quản, chất phụ gia với hàm lượng ngày càng cao, số lượng ngày càng nhiều có liên quan đến ung thư. Các thành phần nitrat, nitrit

lẫn trong thực phẩm khi ăn vào, rất hợp với các amin cơ thể tạo ra nitrosamin được coi là chất gây ung thư. Được coi là tai tiếng nhất là một số loại thuốc có đặc tính gây ung thư như diethylstybesterol (DES) vốn là một loại estrogen tổng hợp. Thập niên 1950 được coi là thần dược để ngừa thai. Nhưng tỷ lệ ung thư âm đạo tăng cao đáng báo động trong số con gái của các bà mẹ đã dùng DES khiến nó đã bị loại khỏi thị trường.

Virus: Sự thật cũng chưa ai phân lặp được loại virus gây ung thư. Tuy nhiên đặc tính cấu tạo và hoạt động của nó khiến người ta liên tưởng đến quá trình phát triển của các khối u. Người ta mới phát hiện được một dòng virus herpes luôn có mặt trong bệnh ung thư hạch, là bệnh hiếm gặp ở Châu Phi, một số bệnh ung thư khác có mối liên quan cao với virus.

Di truyền: Những chứng cứ vững chắc về tính di truyền của ung thư thật sự là chưa khẳng định được. Tuy nhiên những thành viên trong gia đình có người ung thư, thường sống trong một môi trường chung có thể khiến người ta quan tâm. Bệnh nhân ung thư vú thường có quan hệ huyết thống với một bệnh nhân khác. Người ta cũng đã nghĩ tới hoàn cảnh tương tự với bệnh ung thư phổi.

Chế độ ăn có ghi nhận rằng tỷ lệ ung thư đại tràng và trực tràng cao hơn ở những cộng đồng ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, cũng tương tự như vậy trong trường hợp ung thư vú với chế độ ăn nhiều cholesteron.

Biện pháp quan trọng nhất là phải quan tâm tìm hiểu sớm dấu hiệu xuất hiện nguy cơ ung thư. Cần phát hiện sớm, điều trị tích cực sớm để giảm tỷ lệ nguy hiểm, nâng cao tỷ lệ sống sót.

Một phần của tài liệu Ô nhiếm và bệnh tật (Trang 32 - 37)