Phân biệt với bệnh truyền nhiễm một cách tương đối ở chỗ ít lan truyền từ người nọ sang người kia và không có những trận dịch lan rộng gây tử vong liên tiếp nhau.
Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là vi khuẩn hoặc chất độc thì nguyên nhân ô nhiễm môi trường làø đáng quan tâm.
Leptospira là loại xoắn khuẩn nhỏ 5 – 15μ gồm hai loại: L.Biflexa sống hoại sinh trong nước và L.Interrogans gây bệnh cho người và động vật (chuột, heo, chó, trâu, bò…)
Bệnh cảnh rất đa dạng, tổn thương một lúc nhiều cơ quan, dễ nhầm với nhiều bệnh khác như sốt rét, viêm gan…
Vi khuẩn theo nước tiểu của động vật ra ngoài lẫn vào đất, bùn, nước bẩn. Bệnh thường xảy ra với người có tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn, ô nhiễm nặng; đã được coi là bệnh nghề nghiệp có bảo hiểm với người chăn nuôi súc vật như bác sỹ thú y, công nhân là sát sinh hay công nhân nạo vét cống rãnh, thủy lợi…
Vi khuẩn xâm nhập qua da, niêm mạc mắt, mũi, miệng rồi vào máu và lan tràn khắp cơ thể, xâm nhập vào gan, thận, màng não, cơ.
Tính chất gây bệnh chủ yếu là do nội độc tố tiết ra và một phần do các chất chuyển hóa về enzym.
Thời gian ủ bệnh thường là 7–12 ngày, gồm 2 giai đoạn: 1. Nhiễm khuẩn máu, có sốt, vi khuẩn ở hầu hết các mô, kéo dài khoảng 4–9 ngày.
2. Giai đoạn miễm nhiễm kéo dài 4–30 ngày. Vi khuẩn xuất hiện trong nước tiểu có khi dài đến vài tháng.
Dự phòng chủ yếu là kiểm soát bệnh ở gia súc, gia cầm, diệt chuột. Có biện pháp tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất nước bẩn có nguy cơ nhiễm khuẩn: sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, chẩn đoán sớm và điều trị tốt.
3.3.4.2. Bệnh giun sán
Bệnh do những ký sinh trùng gây ra ở đường tiêu hóa, khá phổ biến ở nước ta, bình thường thì nhẹ, thậm chí không nhận biết nhưng cũng có những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh do giun kim
Ký sinh trùng Enterobius Vermicularis là loại giun nhỏ, tròn, trắng đục. Con đực dài 3 – 5mm, đuôi cong, có gai giao hợp. Con cái dài 9 – 12mm, đuôi nhọn, thẳng, thường gặp ở hậu môn nhất là ban đêm với một tử cung chứa đầy trứng có phôi nên có khả năng lây nhiễm ngay.
Vốn sống ở manh tràng, sau khi giao hợp xong, con cái di chuyển xuống trực tràng. Ban đêm, chui qua hậu môn, đẻ trứng quanh hậu môn rồi chết. Thường gây ngứa ở hậu môn. Trứng giun dính vào tay hay bay vào không khí. Trứng vào người qua đường tiêu hóa và hô hấp (do tay không rửa sạch khi ăn uống). Trứng nở ấu trùng ở tá tràng, ấu trùng di chuyển xuống manh tràng và trưởng thành trong vòng 2 – 4 tuần. Giun trưởng thành sống tối đa 2 tháng.
Bệnh giun kim rất phổ biến trên thế giới, nhất là những nơi tập trung đông người (trường học, nhà trẻ) mà vệ sinh cá nhân và vệ sinh hoàn cảnh kém. Trẻ em nhiễm nhiều hơn người lớn.
Giun có thể gây viêm loét nhẹ niêm mạc bao tử, có khi xuất huyết và thường ngứa dữ dội, vết trầy xước có thể gây bội nhiễm. Cơn ngứa gây khó chịu và mất ngủ dẫn đến các chuỗi bệnh khác và suy kiệt cơ thể. Ăn mất ngon, sụt cân, đái dầm, nghiến răng là những triệu chứng phổ biến.
Trứng giun có thể khuếch tán nhiều nơi, giường chiếu, áo quần, bàn ghế, sàn nhà. Vì thế có thể lây lan cho nhiều người.
Dự phòng chủ yếu là vệ sinh hoàn cảnh và cá nhân, chống thói quen mặc quần thủng đáy, mút tay.
Bệnh do giun đũa
Bệnh đường ruột do ký sinh trùng Ascaris Lumbricoides rất phổ biến, dễ lây lan, triệu chứng không rõ. Đó là một loại giun tròn lớn màu trắng hồng, con đực dài 20 – 25cm, đuôi cong, có gai giao hợp, con cái dài 20 – 30cm, đuôi thẳng.
Giun trưởng thành sống trong ruột non, hấp thụ thức ăn trong ruột, lấy hết phần nuôi sống người.
Giun cái đẻ 200.000 trứng /ngày. Trứng theo phân ra ngoài khi mới chỉ là một đám tế bào phôi. Sau 2 – 4 tuần ở trong nước, đất, rau củ … được theo thức ăn vào miệng vào ruột non, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng vào vách ruột non, theo máu lên gan, đến phổi, ở phổi khoảng một tuần rồi theo phế quản lên đến họng và bị nuốt vào thực quản để định vị ở ruột non, trưởng thành sau một tháng và sau một tháng nữa thì sinh đẻ. Giun sống được trong ruột 12 – 18 tháng
Giun đũa gặp ở khắp nơi. Trứng giun đũa thải ra ngoài với số lượng lớn. Vỏ trứng dày, bền vững, sống được khá lâu (đến 6 năm) ở môi trường ngoài, nhất là những nơi dùng phân người làm phân bón. Nhiễm giun là do ăn rau sống, uống nước không chín. Ấu trùng giun không gây hại gì cho gan nhưng ở phổi ấu trùng lớn hơn, phá vỡ vách huyết quản làm xuất huyết phổi, viêm phổi, dị ứng.
Giun trưởng thành gây xước niêm mạc ruột, tắc ruột có thể chui lên ống mật, ống tụy.
Giun tước đoạt thức ăn của người, làm ăn nhiều mà không khỏe, trẻ khó lớn. Chất thải của giun hoặc xác giun chết có thể ngấm vào máu gây nhiễm độc, dị ứng.
Dự phòng bằng tẩy giun một loạt, giữ sạch môi trường, không sử dụng phân tươi bón cây, ăn sạch uống chín, vệ sinh cá nhân tốt.
Bệnh do giun móc
Thường là mạn tính do giun móc Ancylostoma Duodenale hoặc Necabor Americanus gây ra, phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy là bệnh ở đường tiêu hóa, nhưng bệnh này làm trầm trọng bởi gây ra tình trạng thiếu máu nhược sắc. Giun Ancylostoma sống ở tá tràng, Necabor sống ở đầu ruột non. Giun cái đẻ 10.000 – 20.000 trứng/ngày.
Trứng theo phân ra ngoài, gặp ngoại cảnh phù hợp như đất xốp ẩm, có bóng mát, pH trung tính … phát triển và nở ra ấu trùng I, sau 3 – 5 ngày ấu trùng ăn hữu cơ trong phân và lột xác thành ấu trùng II, sau một tuần ấu trùng II có khả năng sống 3 tháng, không ăn. Khi có người tiếp xúc với đất có sẵn ấu trùng thì nó sẽ chui qua da vào máu, lên gan, rồi phổi, sau đó chuyển lên phế quản, bị nuốt vào ruột non và trưởng thành sau 30 ngày kể từ ngày lây nhiễm. Mười ngày sau nữa thì lại đẻ trứng.
Những nơi thiếu vệ sinh hoàn cảnh, có tập quán dùng phân bắc, đi chân đất hoặc tay tiếp xúc với đất khi lao động có tỷ lệï
mắc bệnh cao. Tỷ lệ lây nhiễm phụ thuộc vào yếu tố địa lý, thời tiết, mức độ tiếp xúc với đất.
Ấu trùng xâm nhập vào da gây ngứa, có khi gây phản ứng viêm phổi. Giun trưởng thành gây viêm ruột, tiêu chảy giai đoạn đầu. Sau đó giun tiết ra chất chống đông máu và gây xuất huyết liên tục.
Bệnh nhân mất máu một phần do giun hút máu, một phần do máu chảy vào ruột, theo phân ra ngoài. Dần dần trữ lượng sắt hao hụt gây thiếu máu nhược sắc và nhiều hội chứng khác.
Phòng ngừa trước hết là vệ sinh hoàn cảnh, không đi tiểu bừa bãi, không bón phân tươi.
Diệt ấu trùng bằng vôi, rắc nơi có nhiều phân rác. Tránh thói quen đi chân đất.
Bệnh do sán lãi
Là bệnh lành tính do sán lãi Toenia Saginite sống ở đoạn trên ruột non. Sán thường dài 4 – 10m, có khoảng 1 – 2 ngàn đốt sán. Đầu sán hình quả lê có 4 van hút. Đốt sán trưởng thành mang khoảng 100 ngàn trứng. Đốt sán mang trứng đứt ra, rớt xuống ruột già, bò qua hậu môn ra ngoài, đốt bị nứt và trứng tung ra. Trứng sán phôi có 6 móc. Khi súc vật ăn cỏ, nuốt phải trứng, phôi 6 móc nở ra trong ruột, chui vào máu, trở vào tim, theo đại tuần hoàn đến định vị ở bắp thịt, ở gan rồi phát triển thành nang ấu trùng trong vòng 3 – 4 tháng (thịt súc vật có gạo). Khi người ăn thịt ăn phải nang vào ruột non, ấu trùng bung đầu sán ra bám
vào thành ruột phát triển các đốt và trưởng thành trong 2 – 3 tháng. Mỗi người chỉ nhiễm 1 sán trưởng thành và nó sống dai được 25 năm.
Bệnh sán là do tập quán ăn thịt trâu bò sống tái, nang ấu trùng thường thấy ở cơ lưỡi, tim, mông, cơ hoành của bò. Sán ăn hết chất dinh dưỡng của người, có khi dồn cục làm tắc ruột.
Phòng ngừa bằng kiểm soát vệ sinh thịt. Tránh ăn thịt bò chưa chín, cần xổ lãi, cần kiên nhẫn để không làm đứt sán, cần lấy cho được đầu sán ra.