IV- HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
BẢNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ
đơn vị tính : đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
1. Tổng doanh thu thuần 45.333.310.530 51.011.217.261 2. Lợi nhuận sau thuế 476.197.581 483.378.544 3. Vốn lưu động bình quân 36.607.897.679 50.958.822.946 4. Sức sinh lợi của VLĐ((2)/
(3))
0,013 0,009
5. Số vòng quay của VLĐ ((1)/ (3))
1,238 1,001
6. Số ngày của 1 vòng quay (360/ (5))
290,709 359,630
7. Hệ số đảm nhiệm VLĐ ((3)/ (1))
0,807 0,9989
8. Mức lãng phí 9.765.955.847
(Nếu lấy năm 2003 là năm gốc, năm 2004 là năm phân tích) Qua số liệu tính toán ở trên ta có thể có một số nhận xét như sau:
Về sức sinh lợi của VLĐ: theo số liệu ta thấy chỉ tiêu này trong năm 2003 là 0,013 và tới năm 2004 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,009 tức là về số tuyệt đối giảm 0,004 hay giảm 30,77% điều này có nghĩa là trong năm 2003 thì 1đ tài sản lưu động đem lại 0,013 đ lợi nhuận sau thuế nhưng con số này chỉ còn là 0,009 đ vào năm 2004. Đây là một biểu hiện không tốt cho tình hình kinh doanh của công ty. Để hiểu rõ tại sao có hiện tượng như vậy ta đi tìm hiểu nguyên nhân. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
− Do ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng so với năm 2003 là7.180.963(đ) đã làm cho sức sinh lợi của VLĐ tăng lên 1 lượng là:
483.378.544 476.197.581
--- - --- = 0,0002 36.607.897.679 36.607.897.679
− Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân:
Vốn lưu động thay đổi làm cho sức sinh lợi giảm một lượng: 0,009 – 0,0132 = - 0,0042
Như vậy, qua tính toán ta thấy sức sinh lợi của VLĐ giảm là do
+ Vốn lưu động bình quân có xu hướng tăng: năm 2004 tăng so với năm 2003 là 14.350.925.267 (đ), theo số liệu trên bảng cân đối kế toán ta thấy vốn lưu động của công ty tăng lên chủ yếu là do hàng tồn kho của năm 2004 tăng so với nâm 2003 là 3.254.789.175 (đ) trong đó hàng tồn kho tăng lên chủ yếu là do chi phí sản xuất dở dang tăng lên. Điều này được giải thích là do công ty hàng năm thường không có tồn kho NVL mà tất cả NVL sẽ được dùng hết trong năm, không dự trữ năm sau bởi vì hệ thống kho của Công ty không đáp ứng được cho nhu cầu dự trữ.
+ Lợi nhuận sau thuế: Đây là một nhân tố tích cực làm cho sức sinh lợi của VLĐ hàng năm tăng lên hay tăng hiệu quả sử dụng VLĐ. Chính vì vậy, nhân tố này cần được khuyến khích tăng càng nhiều càng tốt.
Về số vòng quay của VLĐ: năm 2003 VLĐ quay được 1,238 vòng và năm 2004 chỉ còn lại 1,001 vòng như vậy tức là số vòng quay năm 2004 giảm (1,001 – 1,238) = - 0,237 (vòng). Điều này có nghĩa là vốn lưu động năm 2003 được sử dụng cho quá trình kinh doanh của công ty nhiều hơn vào năm 2004. Chính vì lý do đó đã làm cho sức sinh lợi của năm 2004 giảm so với năm 2003. GiảI thích điều này là do 2 nguyên nhân:
− Do ảnh hưởng của doanh thu thuần: doanh thu thuần thay đổi làm cho số vòng quay của VLĐ tăng lên là:
51.011.217.261 45.333.310.530
--- - --- = 1,393 - 1,238 = 0,155 (vòng) 36.607.897.679 36.607.897.679
− Do ảnh hưởng của VLĐ bình quân: Mức ảnh hưởng là: 1,001 – 1,393 = - 0,392(vòng)
Về số ngày của 1 vòng quay VLĐ: theo tính toán ở trên ta thấy số ngày của 1 vòng quay VLĐ năm 2004 tăng so với năm 2003 là 68,921 (ngày). Việc chỉ tiêu này tăng lên là do số vòng quay của VLĐ năm 2004 giảm so với năm 2003 là (1,001- 1,238) = 0,237 (vòng)
Về hệ số đảm nhiệm của VLĐ: năm 2004 thì hệ số này có xu hướng tăng lên hơn so với năm 2003. Điều này có ý nghĩa là mức đảm nhiệm của VLĐ ngày càng giảm tức là hiệu quả sử dụng VLĐ kém.
Về mức lãng phí
Do số vòng quay của VLĐ năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,237 vòng nên đã làm cho số ngày của 1 vòng quay năm 2004 tăng so với năm 2003 là 68,921 ngày. Nếu lấy năm 2003 là năm gốc để phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2004 thì ta có thể thấy năm 2004 đã lãng phí một lượng là:
51.011.217.261
Mức lãng phí = (359,630 - 290,709) x --- = 9.765.955.847 360 (đ)
Nói tóm lại, qua phân tích ở trên ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty kém thể hiện ở số liệu năm nay giảm so với năm trước. Đây là một tín hiệu xấu cần có biện pháp để khắc phục.