III. Dung hợp tế bào trần và lai tế bào xoma
3.1.2.4. Dung hợp bằng điện
Phương pháp này đơn giản hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn dung hợp bằng hóa chất.
- Dung hợp bằng điện (electrofusion) không gây độc đối với tế bào như thường thấy ở các tế bào trần hoặc các thể dị nhân được xử lý bằng PEG.
Người ta đã dùng các xung điện (electric pulses) để đưa trực tiếp DNA ngoại lai vào trong tế bào thực vật, kỹ thuật này đã làm tăng sự quan tâm về việc ứng dụng dung hợp bằng điện vào lĩnh vực di truyền tế bào soma.
- Các nhà khoa học đã đưa ra một protocol có thể sử dụng rộng rãi.
Protocol này bao gồm 2 bước:
+Bước1: Các tế bào trần được đưa vào trong ngăn dung hợp nhỏ có 2 dây kim loại song song với nhau đóng vai trò là các điện cực.
+Bước 2:Tiếp đó, sử dụng điện áp thấp và trường điện từ AC dao động nhanh, kích thích các tế bào sắp thành từng chuỗi tế bào giữa các điện cực.
Sau khi các tế bào xếp hàng hoàn chỉnh, quá trình dung hợp được thực hiện theo từng đợt ngắn của xung DC điện áp cao. Xung DC điện áp cao tạo ra sự phá vỡ thuận nghịch của màng nguyên sinh chất ở vị trí tiếp xúc của các tế bào, tạo ra sự dung hợp và tái tổ chức lại màng một cách hợp lý.
Một quá trình hoàn chỉnh bắt đầu từ lúc đưa các tế bào trần vào bên trong ngăn và chuyển chúng lên môi trường nuôi
Hình 6. Các tế bào trần thịt lá của cây thuốc lá xếp
thành chuỗi ngọc trai dưới
Các thể dị nhân hình thành nhờ dung hợp bằng điện đã phân chia
trong môi trường nuôi cấy và có khả năng tái sinh chồi hoặc cây lai
soma, bao gồm: Nicotiana tabacum (+) N. tabacum, N. plumbaginifolia (+) N. tabacum, N. glauca (+) N.
langsdorfii, và Solanum tuberosum
(+) S. phureja.
Một số tổ hợp lai protoplast đã hình thành callus như: Brassica
napus (+) B. napus và Solanum brevidens (+) N. rustica.