Tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu Thị trường dự định chọn sản phẩm thâm nhập và lý do chọn thị trường của thanh long Hoàng Hậu (Trang 28)

Hệ thống lại lịch trình thực hiện các công việc đã đề xuất ở trên * Định hướng và xác định mục tiêu phát triển :

Lúc này vai trò của phòng kế hoạch và marketing rất quan trọng

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phối hợp cùng với các cơ quan Nhà nước tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, quảng cáo trái Thanh long thông qua những sự kiện thể thao, văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng để tạo lòng tin ở người tiêu dùng Mỹ vì đây là sản phẩm còn khá mới mẻ đối với thị trường này.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thật kỹ thị trường tạo đầu ra cho thanh long, nhằm giữ vững và thâm nhập sâu thêm vào thị trường Mỹ .

- Phối hợp cùng với các cơ quan Nhà nước tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, quảng cáo trái Thanh long thông qua những sự kiện thể thao, văn hóa, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài địa phương.

- Cần tiến hành thăm dò thị trường, chỉ xuất khẩu vào khu vực thực sự có nhu cầu để tiết kiệm chi phí vận chuyển theo các chiến lược dưới đây, và ứng với mỗi chiến lược thì sẽ do mỗi bộ phận cụ thể đảm trách, song giữa tất cả các bộ phận trong công ty lu6n có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất với nhau bao gồm bộ phận bán hàng, kế hoạch, marketing, tài chính, nhân sự và một vài bộ phận nhỏ, hỗ trợ…

5.1. Chiến lược sản phẩm:

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chế biến xuất khẩu ngành Thanh long.Chú trọng việc tổ chức sản xuất, đóng gói xuất khẩu theo tiêu chuẩn mà phía Mỹ đề ra

+ Tiến hành xây dựng nhà máy chiếu xạ vừa có thể kiểm soát chất lượng thanh long, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương( trước mắt do chưa thể xây dựng được các nhà máy chiếu xạ do chi phí quá lớn khoảng 10tr USD, hơn nữa phải mất 3 năm mới có thể đi vào hoạt động nên chi phí chiếu xạ của một số nước

khác rất rẻ, cụ thể như phí tại Thái Lan chỉ khoảng 24 cent/kg trong khi chi phí tại Việt Nam là 1 đô la Mỹ/kg. Bất lợi vì sự độc quyền về chiếu xạ)

+ Làm nhà máy nước ép thanh long tại thị trường Mỹ để có thể giữ trái thanh long và xuất khẩu sang một số nước khác.

+ Thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhân công có khả năng chuyên môn , thích ứng với phương pháp kỹ thuật mới.

5.2. Lựa chọn kênh phân phối:

+ Thay đổi phương tiện vận chuyển thanh long sang máy bay thay vì tàu biển nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển (máy bay 36 giờ, tàu biển từ 25-30 ngày) và đảm bảo thời gian phân phối, bảo quản quả thanh long.

+ Tiến hành từng bước cho sản phẩm thâm nhập thị trường qua kênh phân phối bán lẻ. Có nghĩa là cho thanh long trực tiếp đến tay khách qua hệ thống siêu thị bán lẻ khổng lồ ở Mỹ. Trước tiên là siêu thị vừa và nhỏ, hoặc các siêu thị chuyên bán hàng trái cây hay nông sản, dần chuyển qua các siêu thị lớn hơn và tiến tới hình thành các đại lý phân phối của riêng mình.

5.3. Chiến lược xúc tiến:

+ Tìm hiểu về các yếu tố về môi trường kinh doanh cũng như môi trường pháp lý có thể ảnh hưởng tới hoạt động xúc tiến sản phẩm của công ty cũng như về con người để từ đó đề ra những chiến lược cụ thể nhằm truyền đạt thông tin về sản phẩm công ty đến với người tiêu dùng Mỹ.

+ Doanh nghiệp nếu biết tận dụng những điều kiện sẵn có là với 1 hệ thống thông tin đại chúng rất đa dạng và có chất lượng. Doang nghiệp cần cung cấp thông tin cụ thể, rõ ràng ,chính xác để đáp ứng điều kiện về thông tin sản phẩm đến tay người tiêu dùng, bởi lẽ người dân Hoa Kỳ rất chú ý tới tính chính xác về thông tin sản phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe khi tiêu dùng những hàng thực phẩm đặc biệt là những hàng hóa có xuất xứ bên ngoài .

+ Đảm bảo đạt được các công nhận của FDA về an toàn thực phẩm, vì đây sẽ là một lợi thế rất lớn trong việc tạo dựng hình ảnh về một sản phẩm thanh long an toàn chất lượng đối với người tiêu dùng Mỹ, từ đó đảm cho việc xâm nhập vào thị trường sẽ dễ dàng hơn, người tiêu dùng sẽ chấp nhận sản phẩm cũng như có sự tin tưởng đối với doanh nghiệp và chấp nhận những thông tin mà doanh nghiệp mang đến, sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giảm đi một phần chi phí lớn đối với việc quản cáo cho sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng có giá thành cao như truyền hình, áp phích …

+ Quảng bá hình ảnh của công ty và sản phẩm công ty đến với người tiêu dùng Mỹ thông qua các hoạt động chung của hiệp hội, các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại, các đoàn đi tìm thị trường…với tư cách là doanh nghiệp xuất khẩu thanh long lớn nhất Việt Nam hiện nay.

+ Việt Nam đang có lợi thế rất lớn là hệ thống nhà hàng Việt Nam trên đất Mỹ, vì vậy công ty tìm cách tận dụng kênh quảng bá này vừa hiệu quả, chi phí lại thấp. Về lâu dài có thể tính toán, tổ chức quảng bá trên các chương trình truyền hình nói về ẩm thực Việt Nam, tận dụng kênh phân phối như một phương tiện cần thiết cho việc quản bá sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng

+ Đàm phán với phía nhà nhập khẩu lớn giữ lại thương hiệu công ty qua đó công ty sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận thị trường cũng như xây dựng hình ảnh cho riêng mình, tài sản quý giá của công ty đó là thương hiệu “ Thanh long Hoàng Hậu”

+ Tự xây dựng vùng nguyên liệu riêng đó là trang trại thanh long Hoàng Hậu do đó sẽ chủ động được nguồn cung ứng tránh không bị ép giá, với quy trình chế biến và sản xuất khép kín thì công ty đã giảm được chi phí lớn so với các doanh nghiệp khác

5..4. Chiến lược giá:

Công ty đã có sự đầu tư lớn cho toàn bộ chu trình từ sản xuất đến khi phân phối đến tận tay người tiêu dùng.

+ đạt tiêu chuẩn về chất lượng như sản phẩm sạch, đạt về mẫu mã, màu sắc, trọng lượng, chất lượng.

+ sử dụng phương thức vận tải bằng đường không tuy tốn kém hơn nhưng sẽ đảm bảo duy trì sản phẩm ở tình trạng chất lượng tốt nhất

+ tự xây dựng một hệ thống phân phối riêng cho sản phẩm công ty mà không nhất thiết phải qua một trung gian nào, mặc dù điều này có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty.

+ thanh long đang là loại trái cây đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất so với những loại trái cây khác của Việt Nam được phân phối tại các khu chợ Việt tại Mỹ và bắt đầu xâm nhập vào hệ thống các siêu thị ở nước này. Hiện giá xuất khẩu thanh long sang thị trường này dao động từ 5 - 5,5 USD/kg.

+ Do phải cạnh tranh với thanh long từ Thái Lan và thanh long từ Đài Loan vốn được xem là sản xuất với giá rẻ và có sự đa dạng về chủng loại, công ty đã đưa ra mức giá cho sản phẩm thanh long chất lượng cao của công ty nằm trong khoảng từ 3,2 - 3,5 đô la Mỹ/kg giao động theo mức độ cung cầu thị trường Mỹ . + lợi nhuận thu được trên mỗi kg thanh long sẽ thấp nhưng với thị phần sản phẩm lớn tổng thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn rất nhiều.

KẾT LUẬN

Với những định hướng và bước đi đúng đắn trong việc thâm nhập thị trường Mỹ, sản phẩm “ thanh long Hoàng Hậu” đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Hoa Kỳ với dòng sản phẩm nông sản chất lượng cao, đây là nền tảng để công ty tiếp tục thực hiện những mục tiêu chiến lược mà công ty đã đặt ra đó là mở rộng thị trường sang các nước khu vực Mỹ la tinh. Trong quá trình hoạt động công ty cũng nhận thấy những khó khăn đó là ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, tuy nhiên điều mà doanh nghiệp boăn khoăn nhất hiện nay đó là chưa tạo được một thương hiệu độc lập bởi lẽ sản phẩm được nhập vào thị trường này phần lớn lấy tên của các nhà nhập khẩu . Chính vì thế mà trong thời gian sắp tới công ty sẽ tiến hành những biện pháp phù hợp đó là xây dựng thương hiệu“ Thanh Long Hoàng Hậu ” thành một thương hiệu lớn, độc lập đồng thời xây dựng một hệ thống phân phối hoàn chỉnh thông qua các đại diện công ty không chỉ ở Hoa Kỳ mà ở nhiều thị trường khác trên toàn cầu. Đồng thời doanh nghiệp cũng đang xây dựng kế hoạch cho việc đa dạng hóa sản phẩm không chỉ trái thanh long tươi mà còn sản phẩm chế biến từ thanh long như mứt thanh long ,nước ép thanh long Công ty tin chắc với những kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được thì những kế hoạch này sẽ sớm được thực hiện và công ty sẽ còn tiến xa hơn trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản .

Một phần của tài liệu Thị trường dự định chọn sản phẩm thâm nhập và lý do chọn thị trường của thanh long Hoàng Hậu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w