Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường lớn hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển một khi xâm nhập được vào thị trường tuy nhiên để tiếp cận được đòi hỏi công ty phải thấu hiểu được các yếu tố có thể ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của công ty.Công ty nhận thấy: nước Mỹ với dân số ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 302 triệu người, chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, GDP đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ, gấp 3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức. Đứng thứ 3 về môi trường kinh doanh thông thoáng trong năm 2007, sau Singapore và New Zealand.Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng đều hàng năm và đạt khoảng 1,7 nghìn tỷ USD, là thị trường xuất khẩu hấp dẫn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trên thế giới. Với thông tin thu được doanh nghiệp xác định đây là thị trường dễ dàng chấp nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao với giá thành tương xứng , và do đó chính sách định giá ở đây cho sản phẩm là định giá phân biệt và điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình của thị trường và của cả công ty .
Với cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao công ty đã có sự đầu tư lớn cho toàn bộ chu trình từ sản xuất đến khi phân phối đến tận tay người tiêu dùng công ty đã đi đầu trong việc ứng dụng Qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch thanh long theo VietGAP. Qui trình này dựa trên cơ sở tổng hợp của AseanGAP,
EurepGAP, GlobalGAP và Frechcare. Theo đó, giống cây thanh long được chọn trồng phải rõ nguồn gốc và được trồng ở những vùng có nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất đai phù hợp.Trái thanh long chỉ bảo quản được trong khoảng thời gian từ 40-45 ngày , theo đó nếu xuất đi bằng đường biển sẽ kéo dài từ 20-25 ngày do đó sản phẩm khi vào thị trường phải đảm bảo tiêu thụ sớm vòng 20 ngày trở lại mới đảm bảo chất lượng, công ty đã xác định tuy vận tải bằng đường biển sẽ ít tốn kém hơn nhưng sẽ không đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm như ban đầu do đó công ty đã sử dụng phương thức vận tải bằng đường không tuy tốn kém hơn nhưng sẽ đảm bảo duy trì sản phẩm ở tình trạng chất lượng tốt nhất. Không chỉ quan tâm đến khâu sản xuất , chế biến công ty đặc biệt chú ý đến hệ thống phân phối cũng như quảng bá cho thương hiệu “ thanh long Hoàng Hậu chất lượng cao ”, thông qua các hệ thống phân phối lớn sẵn công ty đã hợp tác chặt chẽ đồng thời sẵn sàng chia sẻ chi phí cho việc quảng bá cho sản phẩm và thương hiệu công ty Hoàng Hậu, công ty đã xem xét một chiến lược dài hạn hơn đã là tự xây dựng một hệ thống phân phối riêng cho sản phẩm công ty mà không nhất thiết phải qua một trung gian nào, đồng thời tích cực xây dựng một thương hiệu thanh long chất lượng “ Thanh long Hoàng Hậu ”. Công ty xác định đây là chi phí ban đầu cho việc đẩy mạnh đưa sản phẩm thanh long vào thị trường Mỹ từ đó có cơ sở để mở rộng sang thị trường các nước trong khu vực Châu Mỹ, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận công ty nhưng ban lãnh đạo cho rằng đó là mức chi phí cần thiết để công ty có được chỗ đứng ban đầu ở thị trường này . Công ty nhận thấy kể từ khi bắt đầu xâm nhập vào thị trường Mỹ tháng 8 năm 2008 cho đến nay, trái Thanh long đã được người tiêu dùng Mỹ khá ưa chuộng, thanh long Việt Nam được bày bán trong các chợ của người Việt và Trung Quốc như May Hao market, Hong Kong market place, Nam Hung supermarket…với giá khoảng 5 USD/pound (10-11 USD/kg). Mức tiêu thụ thanh long khá nhanh.Số liệu thống kê cho thấy, lượng Thanh long xuất khẩu vào thị trường Mỹ 7 tháng đầu năm 2009 đạt 33,1 tấn với kim ngạch đạt 115,1 nghìn USD. Hiện thanh long đang là loại trái cây đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất so với những loại trái cây khác của Việt Nam được phân phối tại các khu chợ Việt tại Mỹ và bắt đầu xâm nhập vào hệ thống các siêu thị ở nước này. Hiện nay đã xuất hiện
thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu trái thanh long vào Mỹ như Sơn Sơn, Hàm Minh , Bảo Thanh …., chính vì vậy mà thị phần của công ty cũng bị chia sẻ dần đồng thời công ty cũng phải cạnh tranh với thanh long từ Thái Lan và thanh long từ Đài Loan vốn được xem là sản xuất với giá rẻ và có sự đa dạng về chủng loại như thanh long ruột đỏ vỏ đỏ, thanh long ruột trắng vỏ đỏ do đó đòi hỏi công ty phải có một chính sách giá phù hợp với tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng như những quy định về pháp lý của Mỹ như chính sách thương mại nông lâm sản dựa trên đạo luật “Điều chỉnh Nông Nghiệp” cho phépMỹ áp dụng hạn ngạch nhập khẩu NLS nếu gây tổn hại tới chương trình trong nướcvà dùng nó để khống chế 12 mặt hàng Nông sản chủ yếu nhập vào Hoa Kỳ.
Từ những yếu tố trên công ty đã đưa ra mức giá cho sản phẩm thanh long chất lượng cao của công ty nằm trong khoảng từ 3,2 - 3,5 đô la Mỹ/kg giao động theo mức độ cung cầu thị trường Mỹ. Đây là một mức giá hợp lý và rất cạnh tranh bởi lẻ theo giá mua công ty từ nông dân là 13.000 đồng/kg, đồng thời công ty cũng tự xây dựng vùng nguyên liệu riêng đó là trang trại thanh long Hoàng Hậu do đó sẽ chủ động được nguồn cung ứng tránh không bị ép giá, với quy trình chế biến và sản xuất khép kín thì công ty đã giảm được chi phí lớn so với các doanh nghiệp khác. Sau khi trừ đi chi phí sơ chế , bảo quản , phân phối cũng như các loại chi phí khác công ty vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận lớn với ước tính doanh thu trên 1 triệu đô la .Với mức giá như trên công ty sẽ đảm bảo được sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ, đồng thời sẽ có điều kiện mở rộng thêm thị trường cũng như các đối tượng khách hàng, bởi lẽ với mức giá hiện nay của các đối thủ từ 5- 5,5USD/ kg, mặc dầu thu nhập của người Mỹ thuộc vào loại cao trên thế giới nhưng với mức giá như thế không đảm bảo ai cũng có thể sử dụng loại sản phẩm này. Tiêu chí công ty đặt ra là cung cấp sản phẩm thanh long chất lượng cao đến tất cả người dân Mỹ, chính vì thế mà công ty đã xác nhận lợi nhuận thu được trên mỗi kg thanh long sẽ thấp nhưng với thị phần sản phẩm lớn tổng thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn rất nhiều .