muỗi của công ty TNHH kỹ thương Quang Minh trên địa bàn Hà Nội
•Quy mô doanh nghiệp: Trụ sở chính của công ty tại số D11, tòa nhà Intimex, số 96, phố Định Công, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội với 2 công ty con, một công ty liên doanh và 2 nhà xưởng sản xuất đặt tại khu vực phía Bắc và phía Nam, Phía Bắc: đặt tại Cầu Bươu – Thanh Trì (nay là Q. Hoàng Mai) – Hà Nội còn phía Nam: Tân Thới Hiệp I – Q.12 – TPHCM. Do Quang Minh là doanh nghiệp chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến, quy mô doanh nghiệp không lớn, phạm vi thị trường của Quang Minh chỉ nằm trong phạm vi nước Việt Nam, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là hai thành phố lớn Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, tuy vậy, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, nắm giữ các vị trí thuận lợi, Quang Minh có nhiều ưu thế cũng như tiềm năng mở rộng thị trường.
- Tác động tiêu cực: Lạm phát và biến động giá làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty, định hướng về mở rộng thị trường của doanh nghiệp từ đó cũng bị giới hạn do những khó khăn về vốn, chi phí sản xuất, kinh doanh do mối tương quan với tốc độ tăng giá của nguyên liệu đầu vào .
- Tác động tích cực: Nhu cầu nhà ở ngày càng tăng đối với các trung tâm đô thị, các khu vực nội thành hay ngoại thành,… cùng với nhu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao vì thế việc mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và mặt hàng cửa lưới chống muỗi nói riêng gặp khá nhiều thuận lợi trong những năm qua.
•Thị phần doanh nghiệp: Do cửa lưới chống muỗi là mặt hàng thông thường, khi xảy ra biến động giá cả, lạm phát gia tăng, cầu mặt hàng sẽ giảm xuống. và cửa lưới chống muỗi của công ty cũng không nằm ngoài quy luật trên. Như vậy doanh số bán ra của doanh nghiệp biến động nguợc chiều với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên thị phần của công ty qua các năm vẫn có xu hướng tăng lên, nhưng tốc độ tăng không chậm.
Như chúng ta đã biết:
điều này cho thấy sản phẩm của Quang Minh đã dần được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn và ngày càng được khẳng định trên thị trường bởi sản phẩm của Quang Minh đều có mức giá vừa phải, đảm bảo về chất lượng, là một lựa chọn cho khách hàng trong thời kỳ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên thị phần doanh nghiệp vẫn ở mức độ chưa cao, chưa thể vượt qua các đối thủ lớn như Eurowindow, Hanoiwindow….. Nhưng dấu hiệu đáng mừng trên cũng là một thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường.
nhìn vào biểu đồ dưới đây có thể thấy mức tăng thị phần qua các năm giai đoạn(2007- 2010)
Biều đồ 2.5 Mức tăng thị phần doanh nghiệp qua các năm
(Nguồn: Phòng kinh doanh và Marketing công ty TNHH kỹ thương Quang Minh) •Cơ cấu kinh doanh: Trong thời kỳ lạm phát, cơ cấu kinh doanh của Quang Minh ít có sự thay đổi. Trong những năm vừa qua mặt hàng chủ yếu của Quang Minh là cửa lưới chống muỗi với mức giá từ 350.000-500.0000, cùng với các mặt hàng như cửa nhựa upv có lõi thép(900.000-1200.000), giàn phơi thông minh cao cấp (1.500.000- 1800.000),…...
•Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.6: So sánh sự thay đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận các năm
Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu 341,949,461,577 343,977,486,455 354,742,606,803360,548,474,862 Chên lệch Tốc độ tăng tuyệt đối 2,028,024,878 10,765,120,348 5,805,868,059 Tốc độ tăng tương đối 0.59% 3.13% 1.64% Tổng chi phí 230,140,188,749 234,814,390,868 229,093,121,582 237,014,008,873 Chênh lệch Tốc độ tăng tuyệt đối 4,674,202,118 -5,721,269,286 7,920,887,291 Tốc độ tăng tương đối 2.03% -2.44% 3.46% Lợi nhuận sau thuế 111,809,272,828 109,163,095,587 125,649,485,222 123,534,465,989 Chênh lệch Tốc độ tăng tuyệt đối -2,646,177,240 16,486,389,634 -2,115,019,232 Tốc độ tăng tương đối -2.37% 15.10% -1.68%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH kỹ thương Quang Minh Doanh thu tăng dần qua các năm nhưng với tốc độ chậm. Đặc biệt tốc độ doanh thu ở năm 2008 chỉ ở mức 0.59% trong khi đó tốc độ tăng của chi phí là 2.03%, điều này làm cho lợi nhuận giảm 2.37% so với năm 2007 do năm 2008 kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng.
Doanh thu năm 2007 đạt xấp xỉ 341,949.46 triệu đồng, năm 2008 chỉ đạt xấp xỉ 343,977.49 triệu đồng, năm 2009 xấp xỉ 354,742.61 triệu đồng, năm 2010 xấp xỉ 360,548.47 triệu đồng. Kết quả doanh thu tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2007- 2010.
Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí
Năm 2007, tổng hợp chi phí xấp xỉ 230,140.19 triệu đồng, năm 2008 là 234,814.39 triệu đồng, năm 2009 xấp xỉ 229,093.12 triệu đồng, năm 2010 xấp xỉ 237,014.01 triệu đồng. Năm 2008 và Năm 2010 giá cả tăng nhanh, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng đáng kể, làm chi phí sản xuất kinh doanh tăng so với năm trước, nhìn vào biểu đồ có thể thấy chi phí biến động cùng chiều với tỷ lệ lạm phát.
Bảng 2.9 Mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và lạm phát
Lợi nhuận công ty biến động ngược chiều với tỷ lệ lạm phát: năm 2008 lạm phát ở mức 19.89%, lợi nhuận công ty giảm xuống còn xấp xỉ 109,163.10 triệu đồng, năm 2010 lạm phát ở mức 9.19%, lợi nhuận công ty giảm từ 125,649.49 triệu đồng năm 2009 xuống còn 123,534.47 triệu năm 2010. Tóm lại, có thể thấy cả doanh thu, lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp thay đổi theo biến động giá cả. Doanh thu có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm và lợi nhuận sau thuế biến động ngược chiều với tỷ lệ lạm phát do chi phí biến động cùng chiều với tỷ lệ lạm phát. Tuy lạm phát và biến động giá từ 2007-2008 có nhiều biến động nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2010 có xu hướng tăng: tăng từ 111,809.27 triệu năm 2007 lên 127,534.47 triệu năm 2010.
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐẾN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỬA LƯỚI CHỐNG MUỖI CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THƯƠNG
QUANG MINH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1 Kết luận từ dữ liệu sơ cấp
1)Kết luận từ phiếu điều tra: Chất lượng là yếu tố được người sử dụng đặt lên hàng đầu(45%). Khi lạm phát xảy ra lĩnh vực kinh doanh cửa lưới chống muỗi chịu ảnh hưởng nhiều( 50%), 45% người được hỏi đều cho rằng lạm phát ảnh hưởng nhiều tới hoạt động mở rộng thị trường mặt hàng cửa lưới chống muỗi của doanh nghiệp, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất tới tiêu chí chi phí(40%). Tuy vậy khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội được đánh giá là rất tốt(35% rất tốt và 40% tốt). Hiện nay, chỉ có 20% số người cho rằng xu hướng dự báo của chính phủ là rất tốt. Tuy nhiên người tiêu dùng đánh giá khá tốt về các chủ trương, chính sách của Chính phủ trong công tác hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát và biến động giá( chỉ có 25% cho rằng không tốt)
2) Kết luận từ phiếu phỏng vấn: Cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhkhác, lạm phát có tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty TNHH kỹ thương khác, lạm phát có tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty TNHH kỹ thương Quang Minh. Do đặc điểm của công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế nên lạm phát có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chi phí đầu vào, đầu ra và giá nhân công là các nhân tố chịu ảnh hưởng lớn của lạm phát. Trong quá trình sản xuất, lắp ráp cửa thì nguồn nguyên liệu đầu vào là nhôm, kính,... Quyết định phần lớn giá thành sản phẩm. Khi chi phí đầu vào tăng lên do ảnh hưởng của lạm phát làm cho đầu ra của các sản phẩm này cũng tăng lên. Lạm phát làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm, họ có xu hướng chấp nhận sử dụng các loại cửa với ít chức năng hơn, hay chỉ đơn giản theo đúng với chức năng duy nhất là “cửa”. Điều này làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp khó khăn nên các đơn đặt hàng có thể giảm. Vì thế theo các đối tượng được phỏng vấn cho rằng cần giảm nhân công, tối thiểu hóa các chi phí đầu vào được coi là giải pháp hữu hiệu. Nhà nước cần nhanh chóng kìm chế lạm phát, hạn chế sự gia tăng các nguyên vật liệu đầu vào, bên
cạnh đó đơn giản hóa các thủ tục vay vốn giúp các doanh nghiệp chủ động đối phó với tình hình lạm phát
3.1.2 Kết luận từ dữ liệu thứ cấp
3.1.2.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến quy mô doanh nghiệp
Do tác động của lạm phát và diễn biến giá cả làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó các nguồn lực dành cho việc mở rộng quy mô cũng bị hạn chế. Hơn nữa do giá cả tăng cao trong thời kỳ lạm phát, giá thuê mặt bằng, giá thuê vốn… đều tăng đáng kể, việc mở rộng quy mô tư đó cũng bị ảnh hưởng.
3.1.2.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp
Ngoài sản phẩm chính là các loại cửa lưới chống muỗi, ngăn côn trùng, màn ngăn,.... Công ty đã lựa chọn cơ cấu sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng khó tính của khách hàng, cùng với nhu cầu thay đổi lựa chọn sản phẩm của khách hàng trong thời kỳ lạm phát. Trong thời kỳ lạm phát và biến động giá xảy ra, công ty ưu tiên cho các loại cửa có thể cắt giảm chi phí nhằm có thể giảm giá bán. Bên cạnh đó, để giảm bớt gánh nặng chi phí có xu hướng tăng cao trong thời kỳ lạm phát, cũng như tăng hiệu quả kinh doanh, việc cơ cấu lại nhân sự cũng như các bộ phận chức năng cũng được tiến hành một cách triệt để.
3.1.2.3 Tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
• Doanh thu: Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu năm 2008 chỉ tăng 2,028.02 triệu đồng so với năm 2007 trong khi tỷ lệ lạm phát ở mức cao 19,89%. Nhưng từ năm 2009, nhờ các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ mà lạm phát chỉ còn 6.88% thì doanh thu của công ty đã tăng lên 10,765.12 triệu đồng so với năm 2008 và năm 2010 doanh thu công ty tăng 5,805.87 triệu đồng so với năm 2009 với mức lạm phát là 9.19%. Vậy doanh thu của Quang Minh có xu hướng tăng dần qua các năm, tỷ lệ lạm phát càng tăng cao thì doanh thu của công ty tăng càng chậm.
•Chi phí: cùng với sự gia tăng của lạm phát, chi phí của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể do sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào.Thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, đã cho chúng ta thấy chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày biến động cùng chiều với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí biến động ít hơn so với tốc độ tăng của lạm phát
•Lợi nhuận: Tác động của lạm phát và diễn biến giá cả tới doanh thu và chi phí đã ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, theo đó lợi nhuận cũng có xu hướng giảm trong thời kỳ lạm phát. Năm 2007 lợi nhuận công ty xấp xỉ 111,809.27 triệu đồng. Năm 2008 lạm phát ở mức xấp xỉ 20% lợi nhuận công ty xấp xỉ 109,163.1 triệu đồng, năm 2009 xấp xỉ 125,649.49 triệu đồng, và năm 2010 xấp xỉ 123,534.47 triệu đồng. Kết quả cho thấy lạm phát và lợi nhuận tỷ lệ nghịch với nhau, nhưng tốc độ biến đổi của lợi nhuận còn biến động mạnh hơn so với tốc độ tăng của lạm phát trong giai đoạn 2007-2010, tuy nhiên lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể ra sau năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và năm 2009 có giảm nhẹ do năm 2009 tình hình giá cả có nhiều biến động. Điều này chứng tỏ công ty đã nỗ lực rất nhiều để khắc phục khó khăn trong giai đoạn hậu khủng hoảng và sản xuất kinh doanh của công ty đang ngày một tốt hơn
3.1.3 Đánh giá những thành quả đạt được và những tồn tại của Quang Minh trongthời kỳ lạm phát và biến động giá cả vừa qua thời kỳ lạm phát và biến động giá cả vừa qua
3.1.3.1 Những thành quả đạt được
1) Về quy mô: Trong 2 năm 2009,2010 Quang Minh đã mở rộng quy mô kinh doanh bất chấp những tác động xấu nền kinh tế, khi giá cả và lạm phát leo thang. Đối với địa bàn Hà Nội, trụ sở của công ty tại D11-Intermexbuiding-96 Định Công- Thanh Xuân- Hà Nội, xưởng sản xuất phía Bắc tại Cầu Bươu- Thanh Trì- Hà Nội. Ngoài địa bàn Hà Nội, công ty con của Quang Minh là công ty cổ phần vật tư xây dựng Nhật Minh địa chỉ tại Q12-TP HCM, công ty cổ phần vật tư xây dựng Quang Minh tại Bình Thạnh- TPHCM,và xưởng sản xuất ở phía nam tại Tân Thới Hiệp I – Q.12 – TPHCM. Điều này tạo lên một mạng lưới phân phối rộng khắp cho Quang Minh.
2) Thị phần doanh nghiệp: xu hướng thị phần doanh nghiệp ngày càng tăng chiếm lĩnh thị trường, 2 thị trường trọng điểm đó là tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM
3) Cơ cấu kinh doanh: Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Quang Minh là các loại cửa,Lưới ngăn côn trùng, rèm văn phòng, giàn phơi thông minh, Cửa nhôm kính, vách kính mặt dựng, cửa thủy lực, tự động mang thương hiệu Newindow;…, Bên cạnh đó Quang Minh cũng kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư nghành nhựa, đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá…cơ cấu kinh doanh đa dạng có tính chất phụ trợ cho các nhóm sản
phẩm khác nhau giúp công ty tận dụng các nguồn lực của mình cũng như khai thác tối đa nhu cầu khách hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn nhiều biến động.
4) Hiệu quả kinh doanh:
•Doanh thu: mặc dù nền kinh tế khó khăn, thu nhập thực tế của người dân giảm nhưng bằng mọi nỗ lực thì doanh thu của công ty vẫn có xu hướng tăng lên: năm 2007 xấp xỉ 341,949.46 triệu , năm 2008 là 343,977.49 triệu, năm 2009 là 354,742.61 triệu và năm 2010 xấp xỉ 360,548.47 triệu. Trong tương lai gần Quang Minh sẽ còn lớn mạnh hơn nữa dù thị trường Hà Nội đang có sự cạnh tranh gay gắt.
•Lợi nhuận: Lạm phát năm 2008 là 19,89%, nhưng lợi nhuận của công ty tăng lên đáng kể năm 2009 là 125,649.49 triệu, trong khi đó lợi nhuận năm 2008 chỉ với 109,163.1 triệu đồng. Có được thành quả trên ngoài nỗ lực của toàn doanh nghiệp còn là do doanh nghiệp được hưởng lợi từ gói kích cầu năm 2009 của chính phủ giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất.
3.1.3.2 Những tồn tại của doanh nghiệp
Nhìn chung công ty đã đạt được nhiều thành công, kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty. Công ty có:
1) Nguồn vốn còn hạn chế chính là do doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp và ngân hàng siết chặt tín dụng, không cho vay nhiều, tình trạng dường như xảy ra ở mọi ngành nghề từ canh tác lúa gạo, đến gieo trồng cà phê, hạt điều, nuôi thủy, hải sản, sản xuất hàng thủ công, đồ nhựa hay làm dịch vụ địa ốc, vận chuyển. Mà nguồn cung ứng vốn chủ yếu từ các ngân hàng thương mại hay của nhà nước thì khó vay vì bị chi phối bởi vô số điều kiện, lãi suất lại quá cao, có lúc lên tới quá 20% nếu không được vay với vốn ưu. Ngoài hai nguyên nhân chính trên, còn do một số nguyên nhân: bị khách hàng chiếm dụng công nợ; bị nhà cung cấp siết nợ; quản lý luồng hàng, quản lý dòng tiền