BÁO CÁO VÙNG:

Một phần của tài liệu CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA (Trang 45 - 46)

MÁI THU GOM NƯỚC MƯABOSTWANA Các thiết bị thay thế mới

Mùa hè năm 1993, một vài thành viên của nhóm nghiên cứu kỹ thuật cho Hội thảo tại Tokyo đã tới thăm Botswana và hai nước khác ở Châu Phi để nghiên cứu phương pháp kỹ

Trước tiên, các thành viên đã tới thăm Trung tâm công nghệ Bostwana (BTC). Tại đây người ta đang phát triển và hướng dẫn nhiều công nghệ khác nhau để giúp cộng đồng dân địa phương: làm thế nào để sử dụng công cụ cô đặc nước thải bằng năng lượng mặt trời, bơm nước ngầm bằng sức gió, kỹ thuật ứng dụng nước mưa.

Bản thân tòa nhà BTC cũng đã được xây dựng để minh họa cho cách sử dụng nước mưa. Nước mưa chủ yếu được thu gom từ mái nhà của những tòa nhà chính và điểm đỗ xe có mặt bằng lớn. Trong hệ thống thu gom,

người ta lắp đặt thêm những màng lọc để loại bỏ cặn bẩn trong nước mưa. Điểm nổi bật nhất là nước mưa cũng được thu gom từ một chiếc mái hắt. Một mái hắt được gắn vào mái hiên cũ và có thể ngăn chặn ánh nắng hắt ra từ của sổ bằng cách đóng và mở. Thêm vào đó, nó cũng có thể đáp ứng được việc thu gom nước mưa khi đóng lại. Phía bên ngoài cửa sổ là một giàn nho giúp ngăn chặn bức xạ nhiệt trong mùa hè. Dưới chái tòa nhà là bể chứa nước mưa có thể làm cho sàn nhà mát hơn. Nguồn nước mưa này sẽ sử dụng cho các nhà vệ sinh và cũng được bơm bằng một chiếc bơm tay để tưới cây.

Tại Botswana, các thành viên đã gặp Gosta Ingvar Nilsson-nhà nghiên cứu bệnh học cho cây cối người Thụy Điển người điều hành một công ty quản lý trang trại mang tên SANITAS. Ông đang nghiên cứu các thiết bị lý thú để sử dụng nước mưa làm cho cây phát triển. Một

điều ấn tượng nhất là khối tường bêtông cùng lúc làm cả hai chức năng, vừa là hệ thống ứng dụng nước mưa vừa là nơi trồng cây cảnh.

Những khối bêtông có thể xếp chồng lên nhau tạo thành bức tường. Nilsson đổ đầy đất trong những phần rỗng của khối bêtông để trồng rau và hoa trên đó. Nước mưa chứa đựng trong phần rỗng khác của khối bêtông. Nước mưa được bơm đầy lên phía trên bằng chiếc bơm chạy bằng năng lượng mặt trời và chảy dần xuống từ trên cao bức tường. Nước chảy dọc theo bờ tường qua các khối bê tông và tưới cho cây. Nước chảy xuống đáy được thu giữ lại và tái sử dụng. Nilsson rất tự tin khi nói với mọi người rằng có thể trả lại màu xanh cho thực vật trên vùng đất sa mạc Botswana - nơi thiếu mưa và khô hạn trong thời gian dài. Sáng kiến của anh cũng có thểđược áp dụng tại Tokyo.

Một phần của tài liệu CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)