CÁC BỨC TƯỜNG CŨNG CÓ THỂ LÀ CÔNG CỤ HỨNG NƯỚC MƯA

Một phần của tài liệu CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA (Trang 36 - 37)

Thu gom nước mưa từ mái và nóc nhà ngoài trời thường rất phổ biến, nhưng nước mưa cũng có thểđược thu gom từ phía tường ngoài thẳng đứng của các tòa nhà cao tầng bởi mưa không nhất thiết là luôn luôn rơi theo phương thẳng đứng. Nước mưa đa phần là rơi theo hướng xiên, trong một vài trường hợp, mưa rơi lại bị hất ngược lên trên. Đó là nguyên nhân tại sao, chúng ta lại làm những bức tường chống thấm tại các hộ gia đình, các tòa nhà cao tầng và trát kín xung quanh cửa sổ. Nếu chúng ta chỉ hoàn toàn dựa vào những mái hiên không thôi mà không chú ý đến các phương tiện che mưa khác, thì nước mưa sẽ thấm qua các vết nứt xung quanh khung cửa sổ hoặc những chỗ nối của mái che.

Trong những ngôi nhà truyền thống của người Nhật Bản thường sử dụng những mái che dài cuộn tròn để che tránh mưa cho những bức tường bị nứt, cửa sổ, cửa ra vào và hành lang khi trời mưa. Tuy nhiên, hiện nay, chiều sâu của mái che vượt quá 1,2m đã được xem như là một phần của thước đo diện tích của chính tòa nhà, do vậy mà ngày càng có nhiều tòa nhà hiện đại làm mái hiên ngắn bớt đi để có thêm diện tích cho phía trong tòa nhà. Ngày nay, nhờ

có các cửa sổ nhôm kính kéo trượt tinh xảo nên càng ít thấy những mái hiên che mưa. Kiyoshi Sato, một thành viên của nhóm "Raindrops" và cũng là một kiến trúc sư, đã đề xuất việc dùng nước mưa chảy xuôi theo tường nhà. Trong cuộc thi về sử dụng nước mưa, cũng có một số ý tưởng quan tâm đến việc sử dụng nước mưa chảy xuôi theo những bức tường của các tòa nhà cao tầng. Kazuo Nagado đã đề xuất ý tưởng thu gom nước mưa bằng cách đặt các mái che ngay tại tầng một của các tòa nhà.

Một phần của tài liệu CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG NƯỚC MƯA (Trang 36 - 37)