Vai trò của trung tâm hỗ trợ việc làm cho sinh viên khoa YHCT

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ việc làm cho sinh viên khoa Y học cổ truyền - trường Đại học Y khoa Hà Nội (Trang 31)

5. Vận dụng lý luận tạo việc làm cho người lao động vào vấn đề tạo việc

3.4. Vai trò của trung tâm hỗ trợ việc làm cho sinh viên khoa YHCT

3.4.1.Những quy định chung của Pháp luật về quyền hạn và nghĩa vụ, chức năng của trung tâm dịch vụ việc làm:

Điều 18 Bộ luật Lao động năm 1994 và sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của các trung tâm tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ và giới thiệu việc làm... gọi chung là các tổ chức giới thiệu việc làm nh sau:

- Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, đào tạo, hướng nghiệp và dạy nghề.

- Cung ứng và tuyển dụng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Thu thập, cung ứng thông tin về thị trường lao động.

Ngoài ra, theo thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 10/ 3/ 1997 của Bộ LĐ-TB và XH đã hướng dẫn thực hiện nghị định 72/NĐ-CP ngày 31/ 10/1995 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, các trung tâm này có thể tổ chức sản xuất dịch vụ quy mô nhỏ.

3.4.2.Vai trò của trung tâm đối với sinh viên khoa YHCT:

Hiện tại TT nay chưa được thành lập nên về mặt lý thuyết TT được đưa ra dưới mô hình TT hỗ trợ việc làm cho sinh viên khoa YHCT sẽ có một số vai trò sau:

Như đã phân tích các cơ hội tham gia làm thêm của sinh viên khoa YHCT ở trên, ta thấy vai trò của trung tâm hỗ trợ việc làm là sự kết nối giữa nhu cầu phòng, chữa bệnh và các dịch vụ thư giãn bằng YHCT với khả năng cung cấp dịch vụ đó của sinh viên. Do hạn chế về quy định pháp luật về điều kiện hành nghề của ngành YHCT, theo quy định này, sinh viên là những người chưa có giấy phép hành nghề nên chỉ có thể hành nghề dưới sự giám sát của các y, bác sĩ. Do vậy, TT này ra đời sẽ giúp cho các sinh viên có đủ điều kiện pháp lý để tham gia làm các công việc có tính chuyên môn, để tạo điều kiện và môi trường học tập tốt nhất. Đó là vai trò thứ nhất của trung tâm .

Hàng tuần, sinh viên khoa YHCT vẫn có những buổi thực hành tại Viện YHCT , các khoa YHCT tại các bệnh viện, tuy nhiên để sinh viên khoa YHCT có điều kiện tiếp xúc và làm việc với bệnh nhân thường xuyên hơn trên cương vị người phụ tá của các bác sĩ YHCT, trong một số trường hợp đơn giản có thể tự thăm bệnh và điều trị. Như vậy, cùng với sự chia sẻ công việc, các bác sĩ tương lai sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn. Từ đó, mỗi một sinh viên nâng cao tinh thần học hỏi kinh nghiệm của các y bác sĩ giỏi, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho thích nghi được với nhu cầu. Đây là vai trò thứ hai của trung tâm.

Ngoài ra, trung tâm còn có vai trò nữa là cần phải khẳng định niềm tin cậy của bệnh nhân vào dịch vụ phòng và chữa bệnh bằng YHCT, đồng thời nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.

CHƯƠNG BA: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUNG TÂM HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN KHOA YHCT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI 1.Mục tiêu của mô hình:

Mô hình trung tâm được xây dựng dựa trên các mục tiêu thể hiện những vai trò của nó và đặc biệt là khắc phục những khuyết điểm của các TT DVVL kể trên như: móc ngoặc với người sử dụng lao động, thu lệ phí qua cao hay lừa người lao động ....TT được xây dựng để thể hiện rõ nét đây là TT ra đời vì sinh viên khoa YHCT, nó sẽ là TT của sinh viên khoa YHCT , do sinh viên làm việc và quản lý dưới sự giám sát và đồng quản lý của các thầy cô giáo trong khoa YHCT.

TT sẽ trực thuộc Trường Đại học Y khoa Hà Nội quản lý với các mục tiêu:

- Tạo môi trường học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết thực tế cho sinh viên, rèn luyện y đức.

- Tạo môi trường nghiên cứu cho sinh viên, nâng cao lòng ham mê nghiên cứu và yêu nghề trong sinh viên.

- Nâng cao hiệu quả phòng và chữa bệnh cho cộng đồng và khẳng định vị thế của YHCT.

- Tạo thu nhập chính đáng cho sinh viên khoa YHCT.

2.Các nguồn lực để xây dựng mô hình trung tâm:

Về cơ sở vật chất, TT ra đời trực thuộc Trường Đại học Y khoa Hà Nội

do vậy có thể sử dụng một số cơ sở vật chất sẵn ccủa trường hiện đang do khoa YHCT quản lý:

- Vườn thuốc: hiện tại, vườn thuốc Đông y trong khuôn viên trường Y có 108 loại cây thuốc như: hoa hiên, trinh nữ hoàng cung, trắc bách diệp, thiên

thể bào chế ra khoảng 300-400 vị thuốc, khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra rất nhiều bài thuốc hay, chữa trị nhiều bệnh.

- Trong khu vực vườn thuốc, trường Đại học Y khoa Hà Nội có bố trí một căn phòng thí nghiệm, đồng thời là phòng học. Bên trong bao gồm đầy đủ các dụng cụ làm vườn, chăm sóc cây như: dao, kéo , xô, chậu, cuốc, thuổng...và có các dụng cụ để bào chế thuốc như: tủ sấy, dao thái thuốc, xoong nồi, chảo, bếp ga, nong nia, hơn 300 dụng cụ thí nghiệm và bình thuỷ các loại... Về dụng cụ học tập: có 46 tiêu bản thuốc khô, 15 mẫu vật thí nghiệm, các loại hoá chất: cồn, amôniclorua, chemapol, sodium sulphile anhydrat..., sách, tài liệu tranh ảnh, bảng viết, tủ đựng...

- Ngoài ra, khoa YHCT đã xuất bản 28 đầu sách như đã nói ở phần khái quát lịch sử phát triển của khoa. Đó là những cơ sơ cho sinh viên học tập, nghiên cứu và điều trị.

Về nguồn lực con người, khoa YHCT có một đội ngũ giáo viên giỏi, tâm

huyết với nghề, nhiệt tình giúp đỡ sinh viên. Trong đội ngũ giáo viên của khoa có cả những giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong điều trị, nên sinh viên khoa YHCT được học tập theo phương pháp học đi đôi với hành. Các thầy cô giáo chính là những người trụ cột dẫn dắt sinh viên trong quá trình hoạt động của trung tâm.

Qua những câu trả lời bảng hỏi của sinh viên khoa YHCT có thể nhận thấy họ là những con người nhiệt tình, yêu nghề, 100% các bạn muốn tham gia làm việc cho trung tâm, thậm chí có những bạn sinh viên Y1 sẵn sàng làm những công việc quét dọn mà không cần nhận thù lao chỉ với mục đích được gần gũi tiếp cận với bệnh nhân, với nghề. Điều đó chứng tỏ sự gắn bó với nghề của sinh viên và nhu cầu tham gia làm những công việc chuyên môn là rất cao. Và theo sự phân tích đánh giá của những người có chuyên môn về khả năng

làm việc của sinh viên khoa YHCT đã nói ở trên thì lực lượng sinh viên của khoa thực sự sẽ giúp TT phát triển và thực hiện đúng mục tiêu, chức năng của TT.

3.Cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính: 3.1. Cơ cấu tổ chức:

TT hoạt động và phát triển dựa trên uy tín của mình giống như những công ty hợp danh, do vậy người đứng đầu trung tâm sẽ là một giám đốc hoặc ban giám đốc là những người có chuyên môn cao, có uy tín để có đủ cơ sở pháp lý về điều kiện hành nghề và tạo niềm tin cho bệnh nhân.

Bên cạnh giám đốc hoặc ban giám đốc sẽ có các trợ lý (hoặc phó giám đốc) chịu trách nhiệm về các vấn đề như: chuyên môn, tài chính kế toán, quản lý....

TT sẽ có nhiều ban về các chức năng như: chuyên môn, tài chính kế toán, quản lý, hành chính, tiếp đón bệnh nhân... Riêng ban chuyên môn sẽ chia ra thành các tiểu ban phụ trách các bộ phận như: nội, ngoại, phụ, nhi, châm cứu... Đặc biệt TT cần có một ban có chức năng hướng dẫn, giám sát việc điều trị của sinh viên do các thầy cô giáo giỏi phụ trách.

3.2.Cơ chế tài chính:

TT trực thuộc trường Đại học Y khoa Hà Nội, do vậy sẽ chịu sự quản lý tài chính của trường và tuân theo cac quy định của Pháp luật.

Theo nghị định số 72/NĐ-CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật Lao động và Thông tư số 40TT/TC-HCSN của Bộ Tài chính ngày 27/6/1997 hướng dẫn quản lý tài chính đối với các TT DVVL, các TT DVVL là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực xã hội, do Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị xã hội, xã

hội nghề nghiệp thành lập. TT có tư cách pháp nhân, có thể có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng , kho bac Nhà nước để giao dịch,

Nguồn tài chính của TT sẽ bao gồm các nguồn có thể huy động sau: • nguồn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước:

- hỗ trợ từ trường Đại học Y Hà Nội, từ Bộ y tế để xây dựng các cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị.

- Hỗ trợ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo kinh phí chi bộ máy phân bổ theo biên chế.

• nguồn viện trợ của các cá nhân, tổ chức: - Tổ chức y tế thế giới WHO.

- Các cá nhân: cán bộ, giáo viên... • các nguồn thu từ hoạt dộng của TT: - Thu học phí

- Phí dịch vụ phòng, chữa bệnh và các dịch vụ khác bằng YHCT. - Thu từ các đơn đặt hàng NCKH

Các khoản chi và phân phối thu nhập của TT sẽ tuân theo quy định của Bộ Tài chính

4.Cơ chế hoạt động:

Dựa trên quy định về chức năng của các TT DVVL do Bé Lao động- Thương binh và xã hội ban hành, TT hỗ trợ việc làm cho sinh viên khoa YHCT là một trung tâm mang tính đặc thù riêng nên có một số hoạt động như sau:

• Hướng dẫn cho sinh viên về kĩ năng phòng và chữa bệnh bằng YHCT: - Khi sinh viên đăng ký vào làm việc cho TT phải trải qua một kỳ thi

- Phân định những công việc phù hợp và hướng dẫn thêm cho sinh viên các kiến thức chuyên môn và thực hành dưới sự giám sát của các thầy cô, y bác sĩ.

- Giúp sinh viên trồng, chăm sóc và nhận diện cây thuốc, hướng dẫn cách sao thuốc, bào chế thuốc, kê đơn những bài thuốc đơn giản...

- Do quy định của Bộ Y tế, sinh viên chưa có giấy phép hành nghề nên một số trường hợp điều trị nặng sinh viên chỉ được phép phụ trợ. - Ngoài ra, trung tâm có thể tổ chức dạy thêm nghề, tổ chức các buổi toạ

đàm về YHCT với sinh viên, giao lưu với các cựu sinh viên đã trưởng thành trong nghề.

• Tổ chức, thu thập thông tin giúp sinh viên tiếp cận với bệnh nhân: Thu thập các thông tin cần thiết về nhu cầu phòng và chữa bệnh bằng YHCT của các bệnh nhân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

- Tổ chức, xúc tiến cho sinh viên gặp gỡ, trò chuyện, làm việc với bệnh nhân tại TT.

- Liên lạc cho sinh viên đến thăm bệnh và điều trị bệnh tại nhà trong trường hợp đơn giản như xoa bóp, bấm huyệt, tư vấn ... chú ý đến giới tính của bênh nhân và sinh viên.

- Giới thiệu sinh viên đến làm việc tại một số cơ sở chữa bệnh bằng YHCT.

- Tổ chức các cuộc đi thực tế cho sinh viên tiếp cận với bệnh nhân ở các vùng sâu, vùng xa, kết hợp với việc tìm hiểu các cây thuốc, các bài thuốc dân gian tại địa phương đó.

• Tổ chức tư vấn về sức khoẻ cộng đồng, cách nhận biết cây thuốc và cách sử dụng cho bà con nhân dân để tận dụng và phát triển nguồn dược liệu tại địa phương.

• Tổ chức NCKH về các loại cây thuốc, các phương pháp phòng và điều trị bệnh, giúp sinh viên có điều kiện tham gia:

- nhận nghiên cứu theo đơn đặt hàng của các công ty dược phẩm - Nghiên cứu theo yêu cầu của Bộ y tế.

- Nghiên cứu theo yêu cầu của chương trình đào tạo, của nhu cầu phòng và chữa bệnh thực tế.

• Tổ chức và huy động vốn:

- Trung tâm phải tổ chức và huy động vốn để đảm bảo duy trì và phát triển các hoạt động của mình đồng thời tạo thu nhập cho sinh viên. Trên đây là toàn bộ ý tưởng của tôi về mô hình TT hỗ trợ việc làm cho sinh viên khoa YHCT – trường Đại học Y khoa Hà Nội. Với cơ chế hoạt đọng như vậy, tôi hi vọng rằng mô hình này có thể khắc phục được những khuyết điểm của các TT DVVL khác đồng thời tạo ra một mô hình đăc thù dành riêng cho sinh viên khoa YHCT với các mục tiêu đã định sẵn.

Kết luận

Một lần nữa trước khi kết thúc đề tài, tôi muốn nói đến lời khắc trên bia tại Văn Miếu là “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.Sinh viên là giới trẻ có sức lực để cống hiến, là chủ nhân tương lai của đất nước, họ chính là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì quốc gia vững mạnh. Vì vậy tôi mong muốn đề tài nhỏ bé của mình có thể góp phần tạo điều kiện giúp cho các bác sĩ YHCT tương lai có một môi trường để rèn luyện nâng cao tay nghề cũng như phẩm chất “lương y như từ mẫu”, phát huy năng lực của mình để bảo về sức khoẻ cho nhân dân, phát huy nguyên khí của mình.

Tôi còng mong ước được đưa đề tài này vào hiện thực và nếu đó là một mô hình đúng đắn, tôi mong muốn có thể nhân rộng mô hình đó thành mạng lưới chân rết để có thể nâng cao hiệu quả phòng, chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ và phát triển nguồn dược liệu tại các địa phương, góp phần kế thừa và phat huy nền y học cổ truyền dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Về chính sách giải quyết việc làm – PTS. Nguyễn Hữu Dũng – PTS. Trần Hữu Trung – NXB Chính trị quốc gia – Năm 1997.

2. Giáo trình Quản trị nhân lực – Trường đại học kinh tế quốc dân 3. Các tạp chí Lao động và xã hội

4. Bộ Luật lao động Việt Nam

5. Các trang Web : + WWW.google.com

Mục lục

Lời nói đầu...1

BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG TỪ VIẾT TẮT...3

Mở đầu...4

CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH TẠO VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI...6

1.Các khái niệm ………6

1.1.Các khái niệm về việc làm...6

1.2. Các khái niệm liên quan đến việc làm...8

2. Các mâu thuẫn chủ yếu của vấn đề việc làm cho người lao động...10

3.Các nguyên nhân chủ yếu của vấn đề việc làm...11

4. Các chính sách giải quyết việc làm...12

5. Vận dụng lý luận tạo việc làm cho người lao động vào vấn đề tạo việc làm cho sinh viên khoa Y học cổ truyền - trường Đại học Y khoa Hà Nội……….13

CHƯƠNG HAI: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THAM GIA LÀM VIỆC BÁN THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI...15

1.Vấn đề tham gia làm việc bán thời gian của sinh viên hiện nay...15

2.Thực trạng của các trung tâm dịch vụ việc làm...17

3.Thực trạng tham gia làm việc bán thời gian của sinh viên khoa YHCT - trường Đại học Y khoa Hà Nội...21

3.1.Khái quát về khoa YHCT - trường Đại học Y khoa Hà Nội...21

3.1.1.Lịch sử phát triển...21

3.1.2. Kết quả đào tạo...25

YHCT ...26

3.2.1.Phân tích nhu cầu của bệnh nhân về dịch vụ phòng và chữa bệnh bằng YHCT...26

3.2.2. Những quy định của Pháp luật về ngành YHCT...28

3.3.Thực trạng tham gia làm thêm trong quá trình học tập tại trường của sinh viên khoa YHCT...29

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ việc làm cho sinh viên khoa Y học cổ truyền - trường Đại học Y khoa Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w