Những quy định của Pháp luật về ngành YHCT

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ việc làm cho sinh viên khoa Y học cổ truyền - trường Đại học Y khoa Hà Nội (Trang 28)

5. Vận dụng lý luận tạo việc làm cho người lao động vào vấn đề tạo việc

3.2.2. Những quy định của Pháp luật về ngành YHCT

Theo Điều lệ khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT ban hành kèm theo Nghị định số 23 - HĐBT ngày 24/ 1/ 1991 của Hội đồng bộ trưởng quy định ở điều 6, chương II về đối tượng được hành nghề YHCT gồm:

2. Lương y gia truyền.

3. Người giúp việc cho lương y.

4. Người hành nghề sơ chế dược liệu, bào chế thuốc phiến cao đơn hoàn tán theo phương pháp YHCT dân tộc.

5. Người hành nghề kinh doanh các loại thuốc sống (tươi hoặc khô) hoặc thuốc đã bào chế (chín).

6. Bác sĩ, dược sĩ Đại học và các cán bộ y, dược trung học được đào tạo, bổ túc về y học, dược học cổ truyền dân tộc.

Trong đó, điểm 3 ở điều 2 của chương I điều lệ này quy định người giúp việc cho lương y được phép hành nghề YHCT là những người có hiểu biết chuyên môn y học, dược học cổ truyền dân tộc giúp việc từng mặt dưới sự chỉ dẫn của lương y. Theo quy định đó, sinh viên khoa YHCT có thể coi là người có hiểu biết chuyên môn y học, dược học cổ truyền dân tộc do vậy có thể hành nghề YHCT dưới sự chỉ dẫn của các thầy cô, các y bác sĩ YHCT. Vì thế, sinh viên khoa YHCT hoàn toàn có thể làm những công việc có tính chuyên môn và tuân thủ đúng quy định của Pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc, những quyền và nghĩa vụ của người hành nghề YHCT.

Ngoài ra, khi tham gia làm thêm, sinh viên khoa YHCT cũng như những sinh viên các chuyên ngành khác phải chú ý đến thời gian làm việc không được trùng với thời gian học chính khoá theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

3.3.Thực trạng tham gia làm thêm trong quá trình học tập tại trường của sinh viên khoa YHCT:

Khoa YHCT - trường đại học Y khoa Hà Nội có tổng số sinh viên chuyên ngành là 180 người học các khoá từ Y1 đến Y5, trong đó tỉ lệ sinh viên nam chiếm 45% và tỉ lệ sinh viên nữ chiếm 55%. Qua tổng điều tra về

thực trạng đi làm thêm của tổng số sinh viên này thông qua bảng câu hỏi gửi tới từng người cho thấy kết quả:

Bảng 2: Cơ cấu sinh viên theo tỉ lệ % tham gia làm thêm. Tỉ lệ sinh viên tham

gia làm thêm

Tỉ lệ sinh viên không tham gia làm thêm

15,8 84,2

Bảng 3: Cơ cấu sinh viên tham gia làm thêm phân theo tính chất công việc (tỉ lệ %):

Công việc có liên quan đến chuyên môn

Công việc không liên quan đến chuyên môn

12,5 87,5

Theo bảng 2 và bảng 3, ta thấy được thực trạng tham gia làm thêm của sinh viên khoa YHCT chỉ có 15,8% tham gia làm thêm và trong số đó chỉ có 12,5 % là làm thêm công việc có tính chuyên môn. Trong khi đó, nhu cầu đi làm thêm những công việc có tính chuyên môn lại chiếm tới 100%.

Tìm hiểu nguyên nhân của kết quả này cho thấy:

Bảng 3: Các nguyên nhân dẫn đến vấn đề sinh viên khoa YHCT không tham gia làm thêm (xếp theo mức độ quan trọng):

Tuy

nhiên, khi

được hỏi về

việc tham

STT Nguyên nhân Tỉ lệ %

1 Không tìm được công việc phù hợp với chuyên môn

95

2 Do hạn chế về mặt thời gian 80

3 Do hạn chế về kĩ năng chuyên môn 20

4 Không tin tưởng ở các trung tâm tư vấn việc làm

gia mét trung tâm dành riêng cho sinh viên khoa YHCT để có thể tham gia các công việc chuyên môn thì 100% các bạn sinh viên đều muốn tham gia và mong mái trung tâm sớm thành lập. Sinh viên khoa YHCT cũng tự đánh giá các khả năng làm việc của mình khi muốn tham gia trung tâm và theo sự đánh giá của những người có chuyên môn thì các sinh viên đều có khả năng làm việc chuyên môn:

- 100% các sinh viên Y4, Y5 cho rằng mình có khả năng làm những công việc như: xoa bóp, bấm huyệt, tư ván sức khoẻ cộng đồng và 90% có khả năng châm cứu, kê đơn, bốc thuốc.

- 50% sinh viên Y3 cho rằng mình có khả năng làm việc như sinh viên Y4, Y5.

- Hầu hết các sinh viên còn lại đều cho rằng mình có khả năng làm những công việc đơn giản như: xoa bóp, tư vấn, chăm sóc bệnh nhân, trồng và chăm sóc các cây thuốc...

Hầu hết các sinh viên mong muốn được đi làm công việc chuyên môn mà không cần trả lương, chỉ cần tạo điều kiện cho họ cọ xát với thực tế, làm việc với bệnh nhân, thậm chí những sinh viên Y1 còn sẵn sàng làm những công việc lặt vặt khác chỉ để mong được gần gũi người bệnh, tiếp cận dần dần với nghề nghiệp như: quét dọn, phục vụ...

Nh vậy, có thể nói nhu cầu làm việc có tính chuyên môn để có kinh nghiệm thực tiễn của sinh viên là rất cao. Điều đó cũng phu hợp với nhu cầu của thị trường về YHCT.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Xây dựng mô hình trung tâm hỗ trợ việc làm cho sinh viên khoa Y học cổ truyền - trường Đại học Y khoa Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w