Nội phối là sự giao phối không ngẫu nhiên xảy ra giữa các cá thể có

Một phần của tài liệu Di truyền học quần thể ( phần 1 ) (Trang 31)

quan hệ họ hàng gần hoặc điển hình là sự tự thụ tinh (xem mục IV).

3. Vốn gene (gene pool)

Vốn gene là tập hợp toàn bộ các allele ở tất cả các gene của mọi cá thể trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Vốn gene này được sử dụng chung cho các cá thể trong quần thể. Mỗi quần thể đặc trưng bằng một vốn gene nhất định và nó được mô tả bằng tần số các allele ở từng locus.

4. Tần số kiểu gene và tần số allele

Để mô tả thành phần di truyền của một quần thể ta cần phải xác định kiểu gene của các cá thể và số cá thể của mỗi kiểu gene. Giả sử trong một

quần thể sinh vật lưỡng bội gồm N cá thể, xét một locus A thuộc nhiễm

sắc thể thường (autosome) với hai allele A1 và A2 có mặt trong các cá thể.

Lúc đó sẽ có ba kiểu gene: A1A1, A1A2 và A2A2 với số lượng tương ứng là N11, N12 và N22; (N = N11 + N12 + N22). Nếu ký hiệu P, H và Q là tần số tương ứng với các kiểu gene trên, ta có:

P = N11 / N; H = N12 / N và Q = N22 / N ; (P + H + Q = 1)

Từ đây ta có thể tính được các tần số gene hay allele (gene or allelic frequencies) A1 và A2, với ký hiệu tương ứng là p và q ( p +q =1), như sau:

p = = P +1/2 H

q = = Q +1/2 H ( hay q =1-p )

Tóm tắt:

(1) Vốn gene của một quần thể có N cá thể bao gồm 2N hệ gene đơn bội. Mỗi hệ gene gồm tất cả các thông tin di truyền nhận được từ một cha mẹ. Đối với mỗi locus autosome, trong vốn gene quần thể sẽ có 2N allele. (2) Tần số kiểu hình (phenotypic frequency) bằng số lượng cá thể của

kiểu hình cụ thể chia cho tổng số cá thể của quần thể.

(3) Tần số kiểu gene (geneotypic frequency) bằng số lượng cá thể của kiểu gene cụ thể chia cho tổng số cá thể của quần thể.

(4) Tần số allele (allelic frequency) bằng hai lần số lượng cá thể đồng hợp cộng với số cá thể dị hợp về allele đó chia cho hai lần tổng số cá thể của quần thể; hay tần số của một allele bằng tần số kiểu gene đồng hợp cộng với một nửa tần số kiểu gene dị hợp về allele đó.

Lưu ý: (i) Tổng các tần số kiểu hình, kiểu gene hay allele thuộc một locus

nào đó luôn luôn bằng đơn vị; (ii) Tần số allele hay tần số gene như một số nhà khoa học thường gọi (Crow 1986; Falconer và Mackay 1996) là khái niệm căn bản nhất của di truyền học quần thể; nó là dấu hiệu đặc trưng của một quần thể cho phép phân biệt với các quần thể khác trong cùng một loài; (iii) Để cho tần số các allele quan sát được là đặc trưng của một quần thể, thì mẫu thu được phải là ngẫu nhiên và có kích thước đủ lớn; (iv) Để tiện cho một số mục đích mô tả các biến dị di truyền ở một locus, người ta sử dụng chủ yếu tần số các allele chứ không phải tần

số các kiểu gene, bởi vì ở một locus thường có số allele ít hơn số kiểu gene; (v) Thuật ngữ "thành phần" hay "cấu trúc di truyền của quần thể" dùng để chỉ tần số tương đối của các allele và các kiểu gene trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Ví dụ: Số liệu phân bố của hệ nhóm máu M-N ở một số quần thể người ở bảng 1 cho thấy: (1) Mỗi quần thể ở một vùng địa lý nhất định đều có các tần số allele đặc trưng ; (2) Trong khi ở quần thể người Mỹ gốc Âu có các tần số allele M và N hầu như tương đương, mặc dù tần số allele M cao hơn khoảng 8%, thì quần thể thổ dân Úc có tần số allele N rất cao (nhiều gấp 4,6 lần tần số allele M); còn ở bộ tộc da đỏ Navaho nói riêng và ở vùng Trung-Nam Mỹ nói chung có tần số allele M rất cao.

Bảng 1. Tần số các nhóm máu hệ M-N ở một số quần thể người

Số lượng Tần số kiểu gene Tần số allele Quần thể M MN N LMLM LMLN LNLN LM LN Bộtộc Navaho 305 52 4 0,845 0,144 0,011 0,917 0,083 Thổ dân Úc 22 216 492 0,030 0,296 0,674 0,178 0,822 Mỹ gốc Âu 1787 3039 1303 0,292 0,496 0,213 0,539 0,461

Một phần của tài liệu Di truyền học quần thể ( phần 1 ) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)