UNC là lệnh của chủ tài khoản giao cho NH phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản đẻ trả tiền cho người thụ hưởng có tài khoản cùng hoặc khác NH.
Tại Chi nhánh NHCT Đống Đa thì UNC được sử dụng rất nhiều và chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh số TTKDTM.
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng UNC tại Chi nhánh NHCT Đống Đa
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tăng- giảm 2002/2001
Tăng- giảm 2003/2002
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
UNC 13,200 69.1 19,490 73.5 29,400 75 +2690 +47.7 +8910 +45.7
TTKDTM 19,100 100 26,507 100 37,970 100 +7407 +38.8 +11,465 +43.3
Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng của UNC trong tổng doanh số TTKDTM tại Chi nhánh NHCT Đống Đa dần tăng lên qua các năm. Năm 2001, UNC đạt 13,200 tỷ đồng chiếm 69.1% trong tổng doanh số TTKDTM. Năm 2002, UNC chiếm 73.5% với giá trị đạt 19,490 tỷ đồng trong tổng doanh số TTKDTM và với tốc độ tăng tương ứng là 47.7% (số tiền tăng thêm là 6,290 tỷ đồng). Năm 2003, UNC chiếm 75%, đạt giá trị là 29,400 tỷ đồng trong tổng doanh số TTKDTM, với tốc độ tăng là 45.7% (giá trị tăng tương ứng là 8,910 tỷ đồng). Số món giao dịch cũng không ngừng tăng lên qua các năm 2001, 2002, 2003 tương ứng là 43,415 món; 51,065 món và 60,576 món.
Từ bảng số liệu trên ta thấy UNC được sử dụng phổ biến hơn so với các hình thức khác là do các nguyên nhân sau:
- Phạm vi thanh toán của lệnh chi được áp dụng khá rộng, thanh toán cùng NH, thanh toán khác NH cùng hoặc khác hệ thống, thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
- Thời hạn thực hiện lệnh chi do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thoả thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán.
- Nội dung thanh toán rất phong phú, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, chuyển tiền, chuyển cấp vốn, làm nghĩa vụ với NSNN… nên doanh số thanh toán của UNC chiếm tỷ trọng cao và số món tham gia giao dịch cũng lớn.
- Thủ tục thanh toán đơn giản. Sau khi người mua hoàn tất việc nhận hàng thì sẽ lập lệnh chi yêu cầu NH trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người bán.
Tuy nhiên, hình thức thanh toán bằng UNC cũng không phải không có những nhược điểm. Đó là:
Có thể có trường hợp người mua sau khi nhận đủ hàng hoá nhưng cố tình không lập UNC gửi đến NH đề nghị thanh toán cho người bán với mục đích chiếm dụng vốn của người bán. Hoặc trên tài khoản của người mua không đủ số dư để thanh toán cho người bán. Các trường hợp nêu trên đều gâo thiệt hại cho người bán.