Báo cáo thực tập lần 1 TK 214 “ Hao mòn TSCĐ”.
3.4.2 Cách tính lương và các khoản trích theo lương
• Cách tính lương phải trả và các khoản khấu trừ theo lương
• Phương pháp tính lương khoán:
Vào khoảng nửa tháng đầu kế toán thanh toán lập Bảng thanh toán lương và tiến hành làm lương tạm ứng kỳ 1 của tháng đó của công nhân
Sau khi công việc đã hoàn thành, các phòng ban, các bộ phận dựa trên khối lượng công việc hoàn thành, dựa vào bảng chấm công của tháng trước của từng công nhân và hoàn thành bảng thanh toán lương của tháng trước.
- Phương pháp tính trả lương
Hình thức trả cho lao động trực tiếp mà Công ty áp dụng là hình thức giao khoán sản phẩm.
Ví dụ: Tính lương của Nông Trinh – Hệ số lương: 4,9; Lương cơ bản: 1.150.000đ Lương cứng = (29.480.400 : 60,04) x 6,77 = 3.324.156 đ
Lương SP = (15.874.000 : 538,2) x 38,64 = 1.139.672 đ
Tổng số tiền Phan Trinh nhận được: 3.324.156 + 1.139.672 + 648.300 + 400.000 + 332.000 + 200.000 = 6.044.127đ
BH các loại: 1.150.000 x 4,91 x 9,5% = 536.417đ Số tiền lương Nông Trinh nhận được trong tháng 2 là: 6.044.127 – 536.417 = 5.507.709đ
• Phương pháp tính lương gián tiếp
Báo cáo thực tập lần 1
Ngoài bảng chấm công, người phụ trách lao động của từng phòng còn có nhiệm vụ thu thập các chứng từ khác có liên quan đến việc sử dụng thời gian lao động như: phiếu nghỉ BHXH, phiếu báo làm thêm giờ…
Hệ số lương của từng cán bộ nhân viên trong Công ty do nhà nước và hiệp hội cấp thoát nước quy định.
• Cách tính các khoản trích theo lương và BHXH phải trả cho người lao động
Ngoài tiền lương mà lao động được hưởng theo số lượng và chất lượng lao động, để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, công nhân viên chức trong doanh nghiệp còn được hưởng các khoản trợ cấp phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (hiện công ty chưa lập quỹ).