PHƯƠNG ÁN CHO VAY THU NỢ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

1. Phương án cho vay:

Cho vay 5 tỷ đồng để trả tiền xây lắp theo quyết toán của bên B theo đề nghị vay vốn của bên A ( Công ty thực phẩm).

2. Phương án thu nợ:

Nguồn trả nợ hàng năm: 665 triệu Từ khấu hao cơ bản: 595 triệu Từ lợi nhuận công trình để lại

60 tr x 68% x 40% = 16,3 triệu Từ lợi nhuận Công ty để lại: 54 triệu

Thời gian thu nợ: 5.000 triệu

665 triệu =

7,5 năm Thời gian ân hạn: 6 tháng

Thời gian cho vay: 8 năm Mức trả nợ 1 tháng = 55,5 triệu

c. Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay

Hình thức đảm bảo tiền vay: Công ty cam kết thế chấp bằng Trung tâm thương mại ngã tư sở. Giá trị của đảm bảo tiền vay = 9.281.487.000đ

Kết luận và ý kiến đề xuất

1. Dự án xây dựng Trung tâm thương mại ngã tư Sở mang tính khả thi, có đủ điều kiện vay vốn.

2. Đề nghị cho vay:

Số tiền cho vay: 5.000.000.000đ Lãi suất cho vay: 0,95% tháng Thời gian cho vay: 8năm Thời gian ân hạn: 6 tháng

Mức thu nợ 1 tháng: 55.500.000đ

4. Những nhận xết đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng đầu tư dựán tại sở giao dịch I- NHCTVN. án tại sở giao dịch I- NHCTVN.

4.1. Những kết quả đạt được.

Phải nói rằng công tác thẩm định tại sở giao dịch I đang dần có những hoàn thiện . Quy trình thẩm định được xây dựng dựa trên nền khoa học tiên tiến các chỉ tiêu màngân hàng đặt ra trong quy trình thẩm định tạo điều kiện cho người lập dự

án có thể hoàn thiện hơn chất lượng của dự án… Việc thẩm định là căn cứ quan trọng để ban giám đốc xem xét ra quyết định cho vay đối với dự án góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Sở giao dịch I – NHCTVN.

Công tác thẩm định đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thu thập các thông tin do doanh nghiệp vay vốn cung cấp về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây nhất và những thông tin từ bên ngoài. Từ những thông tin đó cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá tình hình tài chính , dưa ra những điểm mạnh yếu của daonh nghiệp để từ đó có quyết định cho vay hay không.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại giúp cho các cán bộ thẩm định nắm bắt dược thông tin kịp thời, giám sát chặt chẽ quá trình rút tiền vay, sử dụng vốn vay và có những giải pháp kịp thời tránh thất thoát vốn.

Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực kinh tế, có kinh nghiệm về thẩm định về hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, những vấn đề mà ngân hàng quan tâm nhất. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ và khả năng sinh lời của dự án .

4.2. Những tồn tại trong công tác thẩm định.

- Việc thẩm định dự án tuy đã được tiến hành trên nhiều phương diện như: thị trường, kỹ thuật, tổ chức sản xuất và quản lý… song việc xem xét còn rất sơ sài. Việc tính toán các chỉ tiêu còn mang tính hình thức đặc biệt các chỉ tiêu NPV, IRR …chưa được coi trọng. Ngoài ra việc thẩm định không tính đến giá trị thòi gian của tiền điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định đặc biệt là đối với những dự án dài hạn. Các chỉ tiêu mà ngân hàng sử dụng để phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư có ưu điểm là đơn giản dễ sử dụng nhưng lại có nhược điểm là chỉ quan tâm đến việc thu hồi vốn mà không chú ý tới những lợ ích mà dự án đem lại cho xã hội, ngân hàng cũng chưa đưa ra được các định mứa quy định.

- Phân tích độ nhạy chỉ được sử dụng ở mức độ thấp.

- Ngân hàng tập trung quá cao vào việc xem xét khả năng trả nợ hàng năm của dự án ,trong khi các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả tài chính lại được tính toán một cách hình thức. Như vậy là chưa chính xác đúng theo mục tiêu của thẩm định tài chính.

- Tỷ lệ chiết khấu dùng để tính toán các chỉ tiêu chưa được thống nhất dẫn đến các chỉ tiêu tài chính được tính toán không còn chính xác.

- Các cán bộ thẩm định chủ yếu thuộc chuyên môn kinh tế vì vậy việc thẩm định về phương diện kỹ thuật còn hạn chế đôi khi dẫn đến tính toán sai lệch và ảnh hưởng đến thu nhập gây mất vốn và mất uy tín cho ngân hàng.

- Quá trình thẩm định chủ yếu coi trọng khâu thẩm định trước khi quyết định cho và còn việc sử dụng vốn vay và hoạt động kinh doanh cũng như những ảnh hưởng của dự án đến xã hội hoặc thậm chí vốn vay được sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, chủ đầu tư có thể tham ô tiền của nhà nước gây thiệt hại cho xã hội và ngân hàng. Vì vậy cần phải tiến hành thẩm định kỹ càng không xem nhẹ bất cứ phương diện nào ngân hàng cần phải theo dõi dự án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.

- Việc đánh giá hiệu quả tài chính chưa được linh hoạt, chưa xem xét ở trạng thái động vì vậy việc hạn chế rủi ro do biến động của thị trường chưa kịp thời gây tổn thất cho ngân hàng…

- Bên cạnh đó nguồn thông tin được thu thập để phục vụ cho công tác thẩm định chủ yếu thu thập từ khách hàng vay vốn , do vậy thường là thiếu thông tin. Hiện nay ngân hàng dựa trên các báo cáo quyết toán và số liệu báo cáo của khách hàngđể tính toán các chỉ tiêu của mình. Bên cạnh đó ngân hàng còn dựa vào thông tin từ việc phỏng vấn khách hàngvà khảo sát thực tế của cán bộ tín dụng, kết hợp với những thông tin từ sách báo, từ bạn hàng của chủ đầu tư…Tuy nhiên các thông tin về thị trường và doanh nghiệp thường thay đổi liên tục theo ngày, theo

giờdo vậy cũng gây trở ngại cho công tác thẩm định.Điều này đòi hỏi hệ thống thông tin của ngân hàng cần nhanh chóng đổi mới cập nhật, kịp thời , chiính xác để phục vụ tốt cho công tác thẩm định.

- Số liệu nêu trong các dự án khả thi, các luận chứng kinh tế, kỹ thuật trong đó các con số dự kiến về cân đối thu chi, về khả năng tiêu thụ thường là ước tính, chưa sát với thực tế, chưa mang tính khoa họctừ đó việc tính toán các chỉ tiêu tài chính chưa được chính xác.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w