Tình hình thiết bị công nghệ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

III. Thực trạng và những tồn tại của các DNVVN tại Việt nam.

2. Tình hình thiết bị công nghệ

Trình độ thiết bị, công nghệ trong các DNVVN rất lạc hậu. Chỉ trừ một số ít các doanh nghiệp mới thành lập, còn phần lớn sử dụng thiết bị lạc hậu tới 20-50 năm so với các nớc trong khu vực. Năng lực công nghệ và kỹ thuật hạn chế, trang bị vốn thấp ( chỉ bằng 3%) mức trang bị kỹ thuật trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị thấp. Nếu lấy thành phố Hồ Chí Minh- trung tâm công nghệ cao nhất cả nớc làm ví dụ thì tỷ lệ này cũng chỉ là khoảng 10% một năm tính theo vốn đầu t. Trong khi đó, nhiều sản phẩm công nghệ hiện nay nh các sản phẩm điện tử, viễn thông, hóa thực phẩm có chu kỳ sống rất ngắn. Với tốc độ đổi mới máy móc thiết bị nh trên thì không tránh khỏi tụt hậu; do đó mà năng suất thấp, giá thành cao, rất khó cạnh tranh trên thị trờng trong nớc và quốc tế. Có thể thấy tình hình tại thành phố Hồ Chí Minh nh sau:

Bảng : Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại các DNVVN ở TP Hồ Chí Minh so với trình độ chung của thế giới

Loại doanh nghiệp Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị (%)

Hiện đại Trung bình Quá lạc hậu, lạc hậu

1. Quốc doanh 11,4 53,1 35,5

2. Ngoài quốc doanh 6,7 27 66,3

-Cổ phần, TNHH 19,4 54,8 25,8

-DNTN 30,0 30,3 50,0

-HTX 16,7 33,3 50,0

-Tổ hợp, cá thể 3,6 22,8 73,6

Tính chung 10 38 52

Nguồn: Báo cáo định hớng chiến lợc và khuyến nghị chính sách phát triển DNVVN đến năm 2010 ở Việt Nam, Trang 22.

Thực trạng trên cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì các DNVVN đơc định nghĩa với tiêu chí vốn tơng đối thấp và gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung và dài hạn cần thiết cho việc đầu t nâng cấp công nghệ. Đặc biệt các doanh DNVVN còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trờng quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, máy móc và thiết bị do thiếu thông tin về thị trờng này. Những tồn tại căn bản trong tình hình công nghệ lạc hậu hiện nay ở khu vực DNVVN là :

- Thiếu vắng chiến lợc công nghệ cho DNVVN, do đó đổi mới công nghệ diễn ra một cách tự phát, cá biệt, thiếu định hớng, hớng dẫn và hỗ trợ của Nhà nớc hoặc của doanh nghiệp lớn.

- Thiếu thông tin hớng dẫn và điều kiện tiếp cận công nghệ, năng lực tài chính hạn hẹp. Việc đổi mới công nghệ vẫn chỉ là việc làm tự thân của DNVVN.

- Tiến trình thay đổi công nghệ diễn ra chậm chạp, cha tơng xứng với tốc độ gia tăng của thị trờng. Việc đổi mới công nghệ chỉ tập trung vào một số ngành và chủ yếu ở các thành phố lớn, các ngành này đã đạt đợc những tiến bộ nhất định về công nghệ và từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trờng (ngành may mặc, thủ công mỹ nghệ, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, sản xuất đồ nhựa, sản xuất công cụ chế biến lơng thực, đồ gia dụng...).

- Thiếu những giải pháp đồng bộ trong việc tiếp thu công nghệ ngoại nhập, thiếu thông tin t vấn, trình độ và tổ chức đánh giá thẩm định cho nên khoảng 70% máy móc thiết bị mua về ở mức trung bình, trong đó một bộ phận đáng kể ở dạng second-hand. Việc quản lý công nghệ nhập còn nhiều sơ hở, quy chế giám định công nghệ cha chặt chẽ gây tổn thất lớn về kinh tế.

- Vai trò hớng dẫn quản lý của các ngành kinh tế- kỹ thuật, của các cơ quan quản lý nhà nớc và các tổ chức t vấn về công nghệ còn thiếu và lúng túng. Cơ chế chính sách, cơ chế chuyển giao công nghệ không đồng bộ; quy trình, quy phạm, thiếu sự hỗ trợ trong chính sách tài chính tín dụng do đó DNVVN không đủ sức đổi mới công nghệ hoặc tiếp thu công nghệ mới kém hiệu quả, cơ chế kiểm soát chuyển giao công nghệ cha chặt chẽ.

- Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu triển khai với các DNVVN, tiềm năng nghiên cứu của các viện, trung tâm, các trờng đại học cha đợc khai thác phục vụ cho các chơng trình đổi mới công nghệ, thiếu sự hỗ trợ về công nghệ giữa các doanh nghiệp lớn với DNVVN.

- Thiếu đội ngũ chuyên gia, công nhân lành nghề, thợ bậc cao, những nhà hoạch định chính sách và tổ chức ứng dụng công nghệ mới.

- Thiếu những điều kiện chuẩn bị cho quá trình thay đổi công nghệ một cách cơ bản, đồng bộ để thích ứng với sự biến đổi của thị trờng khi hội nhập đầy đủ với các nớc ASEAN vào năm 2006.

Kế đó, còn có một số nguyên nhân khách quan ảnh hởng đến hoạt động chuyển giao công nghệ cuả các DNVVN nh:

- Các doanh nghiệp cha đợc phép khấu hao nhanh máy móc thiết bị do đó cha khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

- Việc yêu cầu các hợp đồng chuyển giao công nghệ phải đợc Chính phủ phê chuẩn với các thủ tục, quy định hiện hành gây khó khăn, phiền hà và mất rất nhiều thời gian cho các doanh nghiệp. Và cũng các chính quy định hiện hành làm cho các DNVVN không đủ điều tài chính mua máy móc thiết bị mới cũng không thể nâng cao công nghệ của mình bằng cách nhập máy móc thiết bị cũ nhng phù hợp với năng lực sản xuất của họ.

- Các chi phí liên lạc viễn thông quốc tế và Internet còn quá cao. Đây là một trong những cản trở đầu tiên để tiếp cận với thông tin thị trờng công nghệ quốc tế.

- Các thủ tục cồng kềnh, tốn kém trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho các chuyên gia nớc ngoài, những ngời chuyển tải công nghệ vào Việt Nam, và thuế thu nhập cao mà các chuyên gia này phải chịu so với các nớc Đông Nam á đã không khuyến khích họ đến Việt Nam.

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện nay của các DNVVN đang phải chịu các mức thuế suất cao. Trong khi đó các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài lại đợc miễn thuế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w