Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước sạch và vệ sinh môi trường tại huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình (Trang 41)

3.2.4.1 Phương pháp phân tích thống kê

Là phương pháp dựa trên các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, tổng hợp thành các tiêu chí khác nhau và áp dụng các chỉ tiêu phân tích để tiến hành phân tích nhằm đưa ra được những quan điểm của người nghiên cứu về vấn đề. Cụ thể, phương pháp này được sử dụng trong phân tích thực trạng, các yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân trong dự án nước sạch và VSMT tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Là phương pháp được sử dụng trong so sánh thông tin trong quá trình điều tra. So sánh tác động của dự án khi dự án chưa được triển khai và kết quả đạt được sau khi triển khai dự án; so sánh sự tham gia của người dân giữa cỏc xó với nhau để thấy được những ảnh hưởng và kết quả của sự khác nhau đó.

3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

1) Chỉ tiêu đánh giá mức độ tham gia

- Tham gia trong các hoạt động nâng cao năng lực thông qua các tiêu chí.

- Tham gia trong các hoạt động xây dựng tiện nghi vệ sinh và các hệ thống cấp nước qua các tiêu chí.

- Tham gia trong các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi.

2) Chỉ tiêu đánh giá sự tham gia

- Số người dân tham gia vào các hoạt động của dự án.

- Tỷ lệ người dân tham gia đưa ra nhu cầu trong các hoạt động của dự án. - Tỷ lệ người dân tham gia tìm hiểu các hoạt động của dự án.

- Tỷ lệ người dân tham gia bàn luận trong các hoạt động của dự án.

- Tỷ lệ tham gia đóng góp lao động và tiền của hộ cho các hoạt động xây dựng. - Kinh phí đóng góp.

3) Chỉ tiêu đánh giá kết quả tham gia

- Số lượng các hoạt động, công trình được thực hiện. - Số người dân tham gia đóng góp ý kiến.

- Số người dân hưởng lợi.

- Số lượng công trình được giám sát.

4) Chỉ tiêu đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tham gia

- Trình độ văn hóa của người dân.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông vùng dự án. - Nhúm người dân tham gia.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Giới thiệu chung về dự án nước sạch và VSMT của ChilFund tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

4.1.1 Sự hình thành dự án

ChildFund tại Việt Nam là văn phòng đại diện cho ChildFund Australia - một thành viên thuộc ChildFund Quốc tế hoạt động từ năm 1938. Tổ chức này hoạt động hướng tới mục tiêu là hỗ trợ cải thiện cuộc sống của trẻ em và gia đình trên toàn thế giới. ChildFund Việt Nam được thành lập và triển khai hoạt động hỗ trợ thông qua các dự án phát triển cộng đồng tại Việt Nam từ năm 1994, tập trung vào các lĩnh vực: sức khỏe, giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường, dân sinh nông thôn, quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Tại Việt Nam, ChildFund hiện đang hỗ trợ 22 xã miền núi phía bắc với ngân sách hàng năm trên 3 triệu USD. Trong 22 xã được nhận hỗ trợ của ChildFund thì tỉnh Hòa Bình có tới 11 xã được nhận hỗ trợ, trong đó phải kể đến sự hỗ trợ của ChildFund đối với cỏc xó của huyện Cao Phong. Cao Phong là một huyện được tách ra từ huyện Kỳ Sơn từ năm 1999, so với các huyện trong tỉnh thì đây là một huyện có tỷ lệ nghèo khá cao, hiện nay vào khoảng 14%. Bên cạnh đó, kinh tế, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, vật chất kỹ thuật còn kém phát triển, đời sống người dân còn nghèo đói, trình độ văn hóa thấp, vẫn còn đó những thói quen tập tục không tốt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Nhằm giúp người dân ở cỏc xó vựng 135 của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình xúa đúi, giảm nghèo, cải thiện đời sống, xóa bỏ những tập tục, thói quen không tốt cho sức khỏe con người. Trong phạm vi và nội dung hoạt động thì tổ chức ChildFund Hòa Bình đã tài trợ cho huyện xây dựng dự án nước sạch & VSMT.

Dự án nước sạch & VSMT được triển khai từ đầu năm 2001, khi đó dự án được thực hiện thí điểm tại 3 xã của huyện đó là Thu Phong, Nam Phong và Tân Phong. Đến 2008, dự án bước vào giai đoạn V và được triển khai thực hiện tại 3 xã, Xuân Phong, Tây Phong, Bắc Phong. Giai đoạn V được kéo dài trong 4 năm từ 2008- 2011. Với

tổng số vốn dự kiến là 4 tỷ đồng, đến nay số vốn được tổ chức ChildFundd hỗ trợ đã là trên 3 tỷ đồng, cùng với đó là sự đóng góp của người dân trong quá trình thực hiện.

Đến nay dự án đã đi đến giai đoạn cuối, một số lĩnh vực hoạt động tại một số xóm của 3 xã nghiên cứu cũng đã cơ bản hoàn thành các hoạt động như hỗ trợ xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung; tu sửa giếng; lắp đặt đường ống nước; nhà vệ sinh hộ gia đình; hố thu gom rác thải chăn nuôi và đã chuyển giao cho phía người dân quản lý và sử dụng. Bên cạnh những hạn chế mà dự án chưa giải quyết được thì bước đầu đã cho thấy tầm quan trọng của dự án nước sạch & VSMT đối với về kinh tế - xã hội - môi trường tại địa phương.

4.1.2 Mục tiêu và các hoạt động của dự án

Để triển khai xây dựng dự án nước sạch và VSMT tại huyện Cao Phong, Ban quản lý dự án huyện đã xác định những mục tiêu chính cho dự án như sau: (1) Nâng cao năng lực cộng đồng; (2) Xây dựng các hệ thống cấp nước; (3) Xây dựng các tiện nghi vệ sinh; (4) Truyền thông thay đổi hành vi của cộng đồng dân cư.

Từ những mục tiêu nêu trên, dự án đã xây dựng các hoạt động tương ứng, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1 Các hoạt động thực hiện mục tiêu của dự án nước sạch và VSMT

Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực Mục tiêu 3: Xây dựng các tiện nghi vệ sinh Hoạt động của mục tiêu 1:

- Họp tháng - Giao ban quý

- Rà soát, củng cố hệ thống giám sát và đánh giá

- Tham quan mô hình quản lý chất thải hộ gia đình

- TH về kỹ thuật XD NVS cho các hộ

- TH kỹ thuật XD hố thu gom phân gia súc cho các hộ.

Hoạt động của mục tiêu 3:

- Xác định hộ và đóng góp XD nhà vệ sinh hộ gia đình

- XD nhà vệ sinh hai ngăn hộ gia đình - Xác định hộ và đóng góp XD hố thu gom chất thải

- XD hố thu gom chất thải hộ gia đình

Mục tiêu 2: Xây dựng hệ thống cấp nước Mục tiêu 4: Truyền thông thay đổi hành vi

Hoạt động của mục tiêu 2

- Xây dựng lu, bể chứa nước đầu nguồn - Tu sửa giếng khoan, giếng đào

- Lắp đặt đường ống dẫn nước

Hoạt động mục tiêu 4:

- Tập huấn cho TTV xóm bản

- Hội thảo rà soát, XD KHHĐ cho nhóm thúc đẩy VS

- Chiến dịch TT trong cộng đồng - Hội thi Văn nghệ cộng đồng - Hội thi thể thao cộng đồng

- Tổ chức các buổi truyền thông tại các xóm theo chủ đề

Nhằm thực hiện các hoạt động trên, ban quản lý dự án huyện cùng phối hợp với ban triển khai dự án cỏc xó huy động sự tham gia của người dân để cùng xây dựng triển khai thực hiện các hoạt động. Người dân vùng dự án có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động, ở đây người dân được tham gia với đầy đủ các tiêu chí đã được đưa ra từ phía dự án đó là dân cần, dân biết, dân bàn, kiểm tra, dân làm, dân đóng góp, quản lý và hưởng lợi.

Để có được nghiên cứu sâu về sự tham gia nêu trên, khóa luận lựa chọn các hoạt động tiêu biểu trong số 4 mục tiêu của dự án để đánh giá. Nghiên cứu đánh giá sự tham gia của người dân trong các hoạt động: (1) Tập huấn kỹ thuật của mục tiêu Nâng cao năng lực; (2) Hoạt động xây dựng các công trình tiện nghi vệ sinh hộ gia đình của mục tiêu Xây dựng các tiện nghi vệ sinh; (3) Hoạt động tuyên truyền của mục tiêu Truyền thông thay đổi hành vi. Chúng tôi không nghiên cứu về vấn đề xây dựng công trình nước sạch sinh hoạt vì những lý do sau:

Thứ nhất: xây dựng hệ thống nước do một tổ chức xây dựng thông qua đấu thầu, nên người dân không tham gia xây dựng.

Thứ hai: xây dựng hệ thống nước được phía ChildFund đầu tư kinh phí 100%, người dân không phải đóng góp kinh phí, ngày công, vật liệu có liên quan.

4.1.3 Cơ cấu hoạt động của dự án

Trong các dự án đều cần có một cơ cấu tổ chức sao cho hợp lý, thuận tiện với các hoạt động mà dự án sẽ triển khai. Việc xây dựng một cơ cấu hoạt động hợp lý góp phần rất quan trọng sự thành công của dự án. Sự sắp đặt các tổ chức, con người trong thực hiện các công việc là một yếu tố rất cần thiết, ở các dự án khác nhau mà cơ cấu tổ chức hoạt động sẽ khác nhau, nhưng nói chung ở các dự án phát triển nông thôn thường có chung cơ cấu hoạt động. Sự khác nhau ở đây là cơ quan đầu tư hỗ trợ dự án, nếu là dự án của nhà nước thì người lập kế hoạch hoạt động dự kiến sẽ là cỏc phũng ban nông nghiệp của tỉnh. Còn đối với các tổ chức phi chính phủ thì người thực hiện kế hoạch hoạt động dự kiến sẽ là phía tổ chức đó. Sau đó kế hoạch dự kiến sẽ được các cơ quan, ban ngành địa phương phê duyệt và có những văn bản cũng như thỏa thuận kèm

theo giữa ban quản lý dự án với tổ chức tài trợ. Dự án nước sạch và VSMT nhấn mạnh sự tham gia của người dân trong các hoạt động nên cơ cấu hoạt động của ChildFund so với cơ cấu hoạt động của các tổ chức khác cũng không cú gỡ khác biệt. Sơ đồ 4.1 dưới đây là cơ cấu tổ chức hoạt động của dự án nước sạch và VSMT tại huyện Cao Phong.

Nguồn: Ban quản lý dự án

Văn phòng ChildFundd tỉnh Hòa Bình (triển khai thực hiện kế hoạch)

UBND huyện Cao Phong, Phòng Nông nghiệp huyện

BQLDA

Trưởng ban Phó ban Thành viên UBND các

xã Ban triển khai dự án

Trưởng ban Phó ban Thành viên Các xóm

Trưởng xóm Điều tra viên (Tuyên truyền viên) Văn phòng ChildFund ở Hà Nội

(Lập kế hoạch)

Văn phòng ChildFundd Hà Nội đánh giá và đưa ra những tiêu chí được nhận hỗ trợ của vùng dự án (tỉnh Hòa Bình) sau đó lập kế hoạch dự án (kế hoạch trên giấy tờ và có thể sửa đổi sao cho phù hợp), cấp kinh phí cho ChildFundd Hòa bình để tổ chức thực hiện.

Văn phòng ChidlFund Hòa Bình lựa chọn vùng dự án (huyện) đúng với tiêu chí đã lựa chọn để tổ chức thực hiện. Tại tỉnh Hòa Bình có 2 huyện được nhận hỗ trợ từ dự án Nước sạch và VSMT từ ChildFund đó là Kỳ Sơn và Cao Phong. Sau khi đã lựa chọn được huyện nhận hỗ trợ xây dựng dự án văn phòng ChildFundd xem xét và phân bổ kinh phí cho từng huyện để tiến hành dự án.

UBND huyện Cao Phong phê duyệt và tiếp nhận dự án và cử ra đại diện của huyện (phó chủ tịch huyện ông Nguyễn Quốc Việt) làm trưởng ban quản lý dự án. Cơ quan huyện tiếp nhận trực tiếp dự án là Phòng Nông nghiệp huyện Cao Phong. Phòng Nông nghiệp cử ra phó ban và các thành viên trong ban quản lý dự án. Những người này có trách nhiệm quản lý, cố vấn, phê duyệt, tập huấn cho cho các hoạt động có liên quan của dự án. Phân bổ kinh phí đến cỏc xó được nhận hỗ trợ của dự án, và cùng với ban triển khai hoạt động cỏc xó tiến hành các hoạt động để thực thi dự án.

UBND cỏc xó được nhận hỗ trợ của dự án có trách nhiệm tổ chức, triển khai dự án đến cỏc xúm. Trong đó UBND xã họp và bầu ra ban triển khai dự án của xã, trong cỏc xó mà chúng tôi điều tra, nghiên cứu thì trưởng ban triển khai là các phó chủ tịch xó. Phú ban là người nằm trong các ban ngành đoàn thể của xã và thường là nằm trong ban nông nghiệp. Thành viên trong ban quản lý dự án là các ông bà trưởng xóm của cỏc xúm được nhận dự án. Với cơ cấu hoạt động trong ban triển khai dự án có đại diện của người dân tham gia là các ông bà trưởng xóm sẽ giúp cho dự án thuận lợi trong công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia của người dân trong các hoạt động.

Cỏc xóm, đại diện cho người dân là ông (bà) trưởng xóm. Những người này có trách nhiệm vừa cùng với ban triển khai dự án trực tiếp triển khai các hoạt động của dự án vừa cùng với người dân tham gia vào các hoạt động mục tiêu của dự án được xây dựng tại xóm. Thứ nhất, cùng với ban triển khai dự án, trưởng xóm là người thông báo

những hoạt động sẽ được thực hiện đến người dân, trực tiếp tiếp xúc và tham gia hoạt động cùng với người dân, gắn kết người dân với các hoạt động của dự án; Thứ hai, là người hưởng lợi, trưởng xóm cũng được hưởng lợi như người dân trong xóm từ những hoạt động của dự án, họ cùng với người dân tham gia vào các hoạt động của dự án được thực hiện tại xóm. Do đó có họ vai trò như một người dân.

Người hưởng lợi ở đây chính là những hộ dân trong vùng dự án, những hộ được hưởng lợi từ dự án là những hộ nằm trong 1 trong 5 tiêu chí của dự án đó là:

Thứ nhất, hộ đúi, nghốo theo thống kê của xã Thứ hai, hộ neo đơn

Thứ ba, hộ có công với cách mạng Thứ tư, hộ có trẻ em và phụ nữ

Thứ năm, hộ chăn nuôi gia súc, chỉ dành cho những hộ trong xó cú chăn nuôi và có mong muốn tham gia

Những hộ khi được hưởng lợi có thể tham gia hoặc không tham gia, ở đây dự án không bắt buộc người dân tham gia. Cũng không có văn bản ràng buộc nào quy định người dân phải tham gia, sự tham gia của người dân đều nằm trong sự mong muốn của người dân cùng với đó là sự vận động, tuyên truyền của các cơ quan ban ngành địa phương.

Sự tham gia của người dân trong dự án qua sơ đồ 4.1 chỉ là hưởng lợi, nhưng trong thực tế người dân tham gia trong cả công tác giám sát – kiểm tra, đóng góp.

Tóm lại sự tham gia của người dân trong dự án chưa thực sự rõ ràng, còn nhiều vấn đề bất cập. Cụ thể đó là giữa người dân hưởng lợi và dự án không có sự ràng buộc nào về sự tham gia của người dân, ví dụ không có sự cam kết tham gia đầy đủ các hoạt động mà hộ hưởng lợi, cam kết trong tham gia đóng góp, giám sát - kiểm tra. Chỉ có duy nhất hoạt động xây dựng hố thu gom phân gia súc có cam kết giữa ban quan lý xã và người dân.

4.2 Thực trạng sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước sạch và VSMT tại huyện Cao Phong

4.2.1.1 Mức độ tham gia của người dân trong hoạt động nâng cao năng lực

Mức độ tham gia của người dân vào trong dự án bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do cách thức, phương pháp huy động của phía dự án. Trong hoạt động nâng cao năng lực thì cách thức huy động chủ yếu là tuyên truyền, vận động, đánh giá, khuyến khích, thu hút. Ở dự án nước sạch và VSMT thì mức độ tham gia của người dân được thu thập từ ban quản lý dự án và được chúng tôi tổng kết qua bảng 4.2 sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước sạch và vệ sinh môi trường tại huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w