Kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước sạch và vệ sinh môi trường tại huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình (Trang 35)

Bình quân trong 3 năm từ 2008 – 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực.

Về tăng trưởng kinh tế các ngành, trung bình qua 3 năm, ngành nông nghiệp có giá trị sản xuất tăng đều, nhưng tỷ trọng lại giảm qua các năm thể hiện kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong các ngành kinh tế của huyện. Ngành lâm nghiệp có giá trị sản xuất tăng qua các năm, tỷ trọng trong năm 2009 giảm mạnh là do nạn chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy của người dân, nhưng trong năm 2010 đã tỷ trọng đã tăng trở lại do cú cỏc dự án phủ xanh đồi núi trọc của nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương. Thuỷ sản là một ngành có khá nhiều rủi ro, trong năm 2009 dịch bệnh đã làm sản lượng cũng như tỷ trọng ngành này giảm đáng kể, đến năm 2010 ngành này đã phục hồi, nhưng cũn khỏ chậm. Ngành công nghiệp – TTCN, giá trị sản xuất tăng, nhưng tỷ trọng bị giảm sút qua các năm, lý do là vì lạm phát kinh tế xã hội trong năm 2009, giá cả các mặt hàng leo thang... Ngành xây dưng cơ bản và TM – DV, trong những năm qua chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế xã hội. Đặc biệt là du lịch – dịch vụ là ngành được coi như một thế mạnh của vùng. Những thống kê đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm được thể hiện chi tiết ở bảng 3.3 dưới đây.

Giá trị

(tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ.đ) Cơ cấu (%) 09/08 10/09 BQ

I. Tổng giá trị sản xuất 501,00 100 666,90 100 770,60 100 33,11 15,55 24,02 1. Nông Nghiệp 234,50 46,81 285,00 42,74 324,30 42,08 21,54 13,79 17,60 + Trồng trọt 175,00 34,93 212,50 31,86 233,30 30,28 21,43 9,79 15,46 + Chăn nuôi 59,50 11,88 72,50 10,87 91,00 11,81 21,85 25,52 23,67 2. Lâm Nghiệp 35,00 6,99 45,00 6,75 56,00 7,27 28,57 24,44 26,49 3. Thuỷ sản 11,50 2,30 3,50 0,52 5,00 0,65 -69,57 42,86 -34,06 4. Công nghiệp-TTCN 20,50 4,09 25,00 3,75 26,00 3,37 21,95 4,00 12,62 5. Xây dựng cơ bản 109,50 21,86 161,70 24,25 162,80 21,13 47,67 0,68 21,93 6. DV-TM 90,00 17,96 146,70 22,00 196,50 25,50 63,00 33,95 47,76

Về đặc điểm phát triển kinh tế vùng, nông nghiệp sản phẩm thế mạnh và chủ lực là cây mía và cây ăn quả cú mỳi đang được chú trọng phát huy và khai thác triệt để tiềm năng. Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu là vật liệu xây dựng và nông sản sơ chế, đồ mộc dân dụng, may mặc và cơ khí nhỏ. Về du lịch và dịch vụ đang có nhiều chuyển biến tích cực cung ứng kịp thời các loại hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Phát huy khai thác tiềm năng du lịch, một số công trình lớn về du lịch văn hóa, du lịch tâm linh đang được đầu tư nâng cấp và đưa vào khai thác như chựa Khỏnh (Yờn Thượng), đền chùa Thác Bờ (Thung Nai)…

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Dự án nước sạch và VSMT đã và đang được triển khai tại 6 xó trờn địa bàn huyện Cao Phong. Nghiên cứu chọn 3 xã để tiến hành thu thập các số liệu là Xuân Phong, Bắc Phong, Tây Phong. Cỏc xó được chọn đều được tổ chức ChildFundd đầu tư xây dựng dự án nước sạch và VSMT ở giai đoạn thứ V của chương trình. Xuân Phong là nơi tập trung chủ yếu người dân tộc Mường, cơ sở hạ tầng, giao thông khá thuận lợi và gần thị trấn nhất. Bắc Phong là địa bàn sinh sống của người dân tộc Dao, đây là xã có cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin còn hạn chế, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Tây Phong là xã đông dân cư, bao gồm cả người dân tộc Mường, dân tộc Dao và người Kinh cùng sinh sống. Đời sống kinh tế, hệ thống giao thông ở xã có phần khá nhất trong 3 xã nghiên cứu. Đề tài lựa chọn 3 xã với những đặc điểm khác nhau để có sự so sánh về sự tham gia của người dân vào thực hiện các hoạt động của dự án.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

• Thu thập thông tin, số liệu đã công bố

Các thông tin, số liệu đã công bố về cơ sở lý luận, thực tiễn được thu thập qua sỏch, bỏo, cỏc luận văn, luận án có liên quan, qua mạng internet. Các thông tin chung về thực trạng hoạt động của dự án được chúng tôi thu thập tại ban quan lý dự án, ban triển khai dự án.

Thông tin Nguồn thu thập được

Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, các số liệu và dẫn chứng cụ thể về sự tham gia trong dự án phát triển nông thôn, nước sạch và VSMT.

Sách, báo, các website, các công trình nghiên cứu khoa học…

Thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cao Phong

- Ban địa chính huyện

- Ban Dân số và kế hoạch hoá gia đình - Phòng Thống kê huyện Cao Phong Thông tin, số liệu về tình hình triển

khai hoạt động của dự án, cơ cấu hoạt động của dự án, sự tham gia của người dân trong các hoạt động dự án

- Ban quản lý dự án huyện Cao Phong, - Ban triển khai dự án của 3 xã Bắc Phong, Tây Phong, Xuân Phong

- Trưởng xóm của các xã nghiên cứu điểm • Thu thập thông tin, số liệu mới

+ Phỏng vấn cán bộ thôn, cán bộ xã và ban quản lý dự án huyện Cao Phong và Ban quản lý dự án ở 3 xã nghiên cứu điểm.

Nội dung phỏng vấn

- Sơ lược hỗ trợ của ChildFund trong DA - Cơ cấu quản lý, hoạt động của dự án

- Những hoạt động và thực trạng của hoạt động trong dự án, cụ thể trong năm 2010

- Thực trạng các công trình mà dự án đã triển khai

- Thực trạng sự tham gia của người dân trong các hoạt động của DA

- Phương pháp đã triển khai để thu hút sự tham gia của người dân vào các hoạt động của DA

Mục đích phỏng vấn

- Thấy được số vốn đầu tư của ChildFund trong DA - Để thấy sự tham gia của các tổ chức, các cơ quan liên quan, đặc biệt là của người dân vào DA

- Để nghiên cứu sự tham gia của người dân trong các hoạt động mà DA triển khai

- Tìm hiểu nguyên nhân, kết quả từ sự tham gia của người dân trong ban giám sát, kiểm tra đối với các công trình được triển khai trong dự án

- Thấy được người dân tham gia trong các hoạt động gì, tham gia như thế nào?...Từ đó thấy được những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân

- Thấy được những cố gắng, ưu điểm, hạn chế của ban triển khai dự án nhằm thu hút sự tham gia của người dân và từ đây chúng ta cũng có thể thấy được yếu tố này có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân ra sao để từ đó có thể đưa ra được những phương pháp cho các hoạt động tiếp theo trong dự án.

+ Điều tra các hộ dân

Nội dung điều tra được chúng tôi tổng hợp và lập thành phiếu điều tra người dân được đính kèm trong khóa luận này.

Thành phần điều tra là những hộ dân được chọn ngẫu nhiên trong những hộ nhận hỗ trợ của dự án với tổng số là 75 hộ trong 3 xã (mỗi xã 25 hộ) là Bắc Phong, Tây Phong, Xuân Phong.

Mục đích điều tra nhằm tìm hiểu lợi ích từ sự tham gia của người dân trong các hoạt động dự án triển khai tại địa phương. Từ đó mà chúng tôi đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao sự tham gia của người dân trong dự án nước sạch và VSMT tại huyện Cao Phong nói riêng, trong các dự án PTNT nói chung.

Bên cạnh đó, khóa luận phỏng vấn một số người dân không tham gia các hoạt động của dự án nhằm làm rừ thờm nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong các hoạt động của dự án nước sạch và vệ sinh môi trường tại huyện Cao Phong - tỉnh Hòa Bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w